Theo đó, tỉnh sẽ hỗ trợ 100% chi phí lập hồ sơ và cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ hỗ trợ công nghệ cao; chi phí đánh giá công nhận đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo khu vực cho sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời, hỗ trợ lãi suất vay vốn thực hiện đầu tư dự án mới hoặc mở rộng dự án từ 20% quy mô trở lên; hỗ trợ 50% chi phí, lãi suất vay vốn đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp hỗ trợ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

{keywords}
UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa chỉ đạo xây dựng dự thảo Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 – 2025. Ảnh minh họa.

Thông tin từ Sở Công thương Vĩnh Phúc, đến nay, toàn tỉnh có gần 200 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, chủ yếu là sản xuất phụ tùng, linh kiện cung ứng cho các nhà sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy. Tuy nhiên, ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh còn nhiều hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Hầu hết các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có hàm lượng công nghệ chế tạo thấp, chủ yếu là gia công, lắp ráp cụm linh kiện, sản xuất sản phẩm đơn giản, giá trị gia tăng không cao và còn sử dụng nhiều lao động.

Vĩnh Phúc kỳ vọng Chính sách mới này được kỳ vọng sẽ tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh bứt phá và đóng góp đáng kể vào tăng trưởng giá trị xuất khẩu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Phấn đấu đến năm 2025, công nghiệp hỗ trợ trở thành mắt xích cung cấp sản phẩm công nghệ hỗ trợ có hàm lượng giá trị cao trong dây chuyền sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế, tham gia thị trường xuất khẩu.

An Hưng