Thực tế cho thấy, cùng với việc thực hiện nghiêm túc và đầy đủ những nội dung Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần đặc biệt quan tâm những đột phá chính sách và tổ chức hoạt động CNHT cả vĩ mô và vi mô, mà nổi bật là:

Thứ nhất, hình thành danh mục cụ thể chuỗi sản phẩm chủ lực quốc gia về công nghiệp, từ đó tạo khung phát triển các sản phẩm CNHT có liên quan, tạo thị trường đầu ra khép kín và liên tục, hướng đến những sản phẩm công nghiệp có chất lượng và thị trường quốc tế.

{keywords}
Đề xuất 9 nhóm giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Thứ hai, hình thành một số tập đoàn đa sở hữu, hoạt động xuyên quốc gia, với hạt nhân là DNNN lớn, kể cả doanh nghiệp quốc phòng và một số tập đoàn công nghiệp lớn trên thế giới.

Thứ ba, xây dựng hệ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tiếp cận chuẩn quốc tế để định hướng và tọa khung tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm CNHT trong nước kết nối với các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thứ tư, xây dựng thêm hàng loạt chuỗi khu CNHT hoặc từng bước hoán chuyển dần một số khu CN hiện có thích hợp thành các khu CNHT chuyên ngành và kết nối nhau trong nội bộ và với các DN bên ngoài khu.

Thứ năm, xây dựng các hạ tầng kinh tế-kỹ thuật cho phát triển CNHT, như đường xá, vận tải và các phòng thí nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm và thị trường công nghệ, cùng các dịch vụ kỹ thuật và tư vấn liên quan

Thứ sáu, xây dựng chương trình tạo lập và phát triển thương hiệu Việt cho một số sản phẩm CNHT điển hình, được lựa chọn kỹ và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

{keywords}
Đề xuất 9 nhóm giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Thứ bẩy, đổi mới nội dung và phương thức giáo duc-đào tạo tay nghề cho đội ngũ nhân lực liên quan đến CNHT; Khuyến khíc DN trong ngành CNHT tham gia các nội dung và công đoạn đào tạo để rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng đào tạo theo vị trí tay nghề của ngành CNHT.

Thứ tám, tăng cường thiết lập và duy trì hiệu quả các hàng rào kỹ thuật quốc gia để hạn chế nhập khẩu những mặt hằng trong nước có thể sản xuất và giảm thiểu sự canh tranh không lành mạnh; đồng thời, thúc đẩy hợp chuẩn quốc gia và quốc tế trong hàng rào kỹ thuật về CNHT, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm CNHT.

Thứ chín, giành những danh hiệu tôn vinh cả về vật chất và tinh thần cần thiết cho những đơn vị, cá nhân có thành tích phát triển CNHT Việt Nam.

Phát triển CNHT là yêu cầu cấp thiết và động lực mới cho phát triển và hiện đại hóa ngành công nghiệp nước ta, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế và nâng cao giá trị gia tăng ngành công nghiệp, tạo thêm việc làm, cải thiện giá trị gia tăng và đảy nhanh tốc độ phát triển chung của nền kinh tế. Quá trình này không thể làm theo kiểu phong trào, khoán trắng hoặc “đánh trống bỏ dùi”, mà cần sự vào cuộc và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của toàn hệ thống chính trị và sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ, sự chủ động và sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp…/.

Minh Phong