Đây là góp ý của GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư Nước ngoài (VAFIE) khi chia sẻ với phóng viên VietnamNet.

{keywords}
Cần tạo một môi trường sinh thái cho các doanh nghiệp cùng phát triển

Thưa ông, vừa rồi Chính phủ và Bộ Công thương đã có nhiều hành động quyết liệt, nhưng hiện nay nhìn vào quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhìn vào số lượng doanh nghiệp tham gia làm mảng công nghiệp hỗ trợ của mình giờ vẫn còn nhỏ bé, manh mún quá?

Theo đánh giá, mình còn thấp nhưng với ngành sản xuất công nghiệp hỗ trợ, hiện nay Việt Nam đã làm được công nghiệp hỗ trợ xe máy, thậm chí cả công nghiệp hỗ trợ sản xuất máy tính.

Khi nghĩ đến ngành công nghiệp hỗ trợ, nhiều người nghĩ đến việc cố gắng làm thế nào để gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu còn những cái mình đã làm được rồi thì tự bản thân mình cần khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam theo kiểu như một số doanh nghiệp hiện nay đang nghĩ là làm để vươn lên ở thị trường trong nước và vươn ra thị trường nước ngoài, kể cả những doanh nghiệp rất nhỏ như khởi nghiệp.

Gần đây có khoảng 3 đến 4,000 Startup bắt đầu vươn lên. Hôm rồi tôi có nghe một vi nói rất hay, huy động được 15 triệu USD làm mạng lưới về công nghệ thông tin cho gia đình có một sô nổi trội. Anh ấy chia sẻ “tôi sẽ trở thành tỷ phú đô la. Chúng ta phải có giấc mơ lớn…”.

Từ đó có thể nói, đối với Việt Nam lúc này chúng ta cần đặt trọng tâm nhiều hơn, xa hơn.

Với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, chúng ta có thể hình dung trọng tâm và giấc mơ lớn đó như thế nào, thưa ông?

Doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay chiếm 97,5% , có khoảng hơn 11-12 nghìn doanh nghiệp lớn có hàng nghìn tỷ USD trong đó có khoảng 300 - 400 tập đoàn lớn. Hiện nay chúng ta đang sử dụng một chiếc áo chung cho tất cả, từ một ông doanh nghiệp bé tẹo cho đến ông tập đoàn đều mặc cùng cỡ, cùng kiểu. Nhiều người cho rằng, đến bây giờ cần tách bạch để hỗ trợ các doanh nghiệp cho trúng, cho chuẩn.

Các doanh nghiệp tư nhân hiện nay họ đang rất năng động. Khi có ý tưởng họ bắt tay làm rất nhanh, chất lượng tốt, giá thành rẻ hơn so với các doanh nghiệp có vốn nhà nước.

 Khi chuỗi bán lẻ Metro được bán cho nước ngoài, chuỗi bán lẻ BigC được bán cho Thái, chúng ta không trách được vì đó là cam kết khu vực. Nhưng thực tế đó đã đặt ra khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam lâu nay đang cung cấp hàng cho Metro, BigC. Nhưng ngay lập tức, chúng ta đã có những ông lớn Việt Nam, bắt tay xây dưng mạng lưới siêu thị của người Việt Nam, rải khắp từ Bắc và Nam, canh tranh lại với Metro, BigC và họ đã làm được.

Với sản phẩm xe máy điện Vinfast, họ đã thiết lập cả một hệ thống không chỉ riêng chuỗi công nghiệp hỗ trợ, mà còn mở ra cả một hệ sinh thái cho người tiêu dùng ví dụ, mạng lưới dịch vụ hậu mãi, xạc điện, thu hồi pin cũ…

Theo quan sát của ông, làm thế nào để truyền cảm hứng cho các start up tham gia vào ngành công nghiệp hỗ trợ?

Thật ra mà nói đây là câu chuyện lợi ích. Ai mà hợp tác với nhau có lợi thì họ sẽ làm, cái này nhà nước không cần phải lo. Nhà nước chỉ cần lo việc tạo ra hệ thống pháp lý đủ sức hấp dẫn, Ví dụ, sắp tới khi mà có nghị quyết Bộ Chính trị về đầu tư nước ngoài chắc chắn sẽ đưa ra một chính sách mới là chính sách liên kết doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài thông qua công nghiệp hỗ trợ. Và chính sách ấy, ví dụ như ông Samsung ông được 100 thì ông công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phải nhận được ưu đãi bao nhiêu.

Trên thế giới, từ rất lâu rồi người ta đã hình thành những cụm công nghiệp doanh nghiệp, đến nay mình chưa có. Một nhược điểm rất lớn của Việt Nam là không có khu công nghiệp chuyên biệt mà làm theo kiểu đa ngành, hổ lốn, chỗ này tí giày da, chỗ kia tí may mặc…Thế nên để xây dựng một nhà máy thì việc làm hạ tầng rất khổ, xử lý môi trường rất khổ.

Hiện nay mình rất cần công nghệ đầu nguồn ngành may mặc  vì vải đang phải nhập, sợi cũng phải nhập… mình rất muốn hình thành một cụm công nghiệp về dệt khoảng 5ha… Điều này sẽ rất có lợi. Vì cùng một ngành thì cơ sở hạ tầng thống nhất, cơ sở xử lý chất thải thống nhất… từ đó kết nối với nhau. Công đoạn kép sợi qua công đoạn dệt rồi qua công đoạn nhuộm, qua tiếp công đoạn cắt may rồi tới hệ thống phân phối, xuất khẩu ra thị trường…  Cho đến nay mình vẫn chưa làm được.

Nên có một khu công nghiệp chuyên biệt, ở đó các doanh nghiệp gắn kết, hợp tác và phân công với nhau trong một loại sản phẩm với hạ tầng chung, xử lý môi trường chung, bạn hàng chung, tiêu thụ chung.

Và rồi thông tin đầu nguồn đến thông tin cuối nguồn, cái gì cần thay đổi thì phải thay đổi ngay đi.

Và rồi, các địa phương có thể liên kết lại với nhau để làm kinh tế như thế nào?

Chúng ta phải làm được như vậy mới giải quyết được phần nào để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

Trong những năm qua, Bộ Công thương đã rất tích cực tư vấn,  xây dựng các chính sách để tiếp sức cho ngành công nghiệp hỗ trợ, theo kinh nghiệm của ông, tới đây chúng ta cần phải làm tiếp như thế nào?

Bộ Công thương đã rất tích cực, nhưng vẫn chưa đủ.

Đối với doanh nghiệp đã đến lúc nhà nước cần phải xé lẻ ra làm nhiều chính sách cụ thể. Nhà nước phải truyền cảm hứng để cho những ông doanh nghiệp lớn phải nghĩ đến mình sẽ có gì nếu tham gia vào ngành công nghiệp hỗ trợ.

Đừng lo doanh nghiệp họ không làm. Tôi từng nói không cần khuyên doanh nghiệp phải làm gì, hay khuyên họ phải làm thế này, làm thế kia. Quan trọng là cần phải tạo nên một môi trường sinh thái cho các loại doanh nghiệp khác nhau cùng phát triển.

Nhụy Hà thực hiện