Theo đó, mục tiêu đến năm 2025 toàn tỉnh có ít nhất 300 doanh nghiệp công nghệ số, đến năm 2030 có tối thiểu 1.100 doanh nghiệp công nghệ số để xây dựng Chính quyền điện tử, đô thị thông minh, phát triển kinh tế số, ứng dụng thành tựu công nghệ số rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và thực hiện chuyển đổi số trong tỉnh.

Các loại doanh nghiệp công nghệ số cần tập trung phát triển bao gồm: Các tập đoàn, doanh nghiệp thương mại, dịch vụ lớn trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực công nghệ số, đầu tư, nghiên cứu công nghệ lõi đặt chi nhánh tại Vĩnh Phúc; Các doanh nghiệp công nghệ thông tin đã khẳng định được thương hiệu đảm nhận các sứ mệnh tiên phong nghiên cứu, phát triển, làm chủ công nghệ số và chủ động trong sản xuất. Các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số để tạo ra các sản phẩm. dịch vụ mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế -  xã hội. Các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sang tạo về công nghệ số;

{keywords}
Vĩnh Phúc phấn đấu có 300 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2025.

Phấn đấu đạt mục tiêu công nghệ số trở thành một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, không chỉ phát triển về số lượng mà cần thêm về chất lượng, hiệu quả. Khuyến khích các doanh nghiệp lớn hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực công nghệ số, đầu tư nghiên cứu công nghệ lõi, ứng dụng thành tựu công nghệ số vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

UBND tỉnh cũng đề ra 03 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể là công tác tuyên truyền; tổ chức xây dựng và thực hiện chính sách; phát triển doanh nghiệp; yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện.

Đồng thời, UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, chịu trách nhiệm làm đầu mối để tham mưu chỉ đạo, điều phối, tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số.

Hà Lan