Năm 2019, tính đến thời điểm hiện tại, huyện Thanh Trì đã tổ chức được 7 lớp đào tạo nghề cho 245 người, trong đó, nghề nông nghiệp có 2 lớp với 70 người, nghề phi nông nghiệp có 5 lớp với 175 người.

Trước đó, năm 2018, huyện Thanh Trì đã tổ chức được 15 lớp đào tạo nghề cho 517 lao động nông thôn. Trong đó, nghề phi nông nghiệp có 7 lớp với 237 học viên (gồm các nghề: May công nghiệp và pha chế đồ uống); nghề nông nghiệp có 7 lớp với 280 học viên (gồm các nghề: trồng rau hữu cơ, rau an toàn, trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh…)

{keywords}
Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng

Theo UBND huyện Thanh Trì, kết thúc khóa học nghề, phần lớn người lao động đã được trang bị và bổ sung thêm những kiến thức cơ bản để tiếp tục áp dụng vào sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho gia đình. Nhiều người đã vận dụng và phát huy những kiến thức được học để tự tạo việc làm hoặc được các doanh nghiệp tuyển dụng lao động.

Qua thống kê, số lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo nghề chiếm tỉ lệ cao. Cụ thể, trong năm 2018, nghề phi nông nghiệp có 196/237 người có việc làm (chiếm 82%); nghề nông nghiệp có 280/280 người có việc làm (đạt tỷ lệ 100%). Thu nhập của học viên sau khi học nghề bình quân đạt 4-5 triệu đồng/ tháng.

Hải Nguyên

Hà Nội hướng tới đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 70-75% vào năm 2020

Hà Nội hướng tới đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 70-75% vào năm 2020

- Theo thực tiễn tuyển sinh đào tạo của các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn, Hà Nội hướng tới tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 70-75% vào năm 2020.