Những chiếc cầu mơ ước của trẻ em vùng lũ

Dù sống ở hai miền khác nhau, những cô cậu học sinh tại bản Lịch Nưa, xã Nặm Lịch, thuộc địa phận Mường Ảng (Điện Biên) - một trong 62 huyện nghèo nhất nước và các em nhỏ tại xã nghèo Ea Le, huyện Ea Súp (Đắk Lắk) có chung niềm khao khát chinh phục tri thức để thoát nghèo.

Tuy nhiên, hành trình đến trường của các em chẳng hề dễ dàng, không chỉ bởi cái nghèo ngăn trở mà còn bao hiểm nguy mùa lũ luôn chực chờ. Xã Nặm Lịch, huyện Mường Ảng mà cụ thể là bản Nịch Lưa là địa phương thường xuyên được đặt trong mức cảnh báo mưa lũ hàng năm. Cũng như huyện Ea Súp trong tháng 8/2019 đã vừa trải qua đợt lũ lịch sử với nhiều tổn thất nặng nề. Cứ mỗi đợt mưa gió, việc đi học của các em lại trở nên gian nan hơn khi mưa to đã cuốn trôi chiếc cầu dù ọp ẹp nhưng là con đường duy nhất đến trường.

{keywords}
 Rất nhiều em học sinh vùng khó phải đi học trên những cây cầu được dựng tạm bợ và thiếu an toàn, dễ bị lũ cuốn trôi

Cũng bởi đường đến trường quá khó khăn mà không biết bao học sinh nghèo ở đây đã bỏ học. Nhưng cũng có những em kiên quyết thực hiện ước mơ của mình thì phải đối mặt với nhiều hiểm nguy khi mỗi ngày đều phải băng qua dòng nước xiết, đặc biệt mỗi khi mùa lũ về.

Đối với em Lường Thị Thùy Linh, học sinh lớp 2 tại bản Lịch Nưa, em bao nhiêu tuổi là từng ấy năm em sống chung với lũ. Theo lời chia sẻ của cô giáo của em - cô Thủy, giáo viên tại điểm trường Lịch Nưa, em Thùy Linh và các bạn cùng lớp rất thích đi học cho dù mỗi khi mùa lũ đến, việc đến trường luôn là một sự gian khổ mà các em phải vượt qua.

“Phép màu” hiện thực hóa giấc mơ

Đồng cảm sâu sắc với những khát khao tri thức và ước mơ được đến trường an toàn của các trẻ em vùng lũ, Bridgestone Việt Nam quyết định triển khai chiến dịch xây cầu tại các địa phương khó khăn trên cả nước. Chiến dịch xây cầu thuộc chương trình “Biệt đội Bridgestone - Cùng bé trọn an toàn” được bắt đầu tại 2 địa phương, lần lượt là xã Nặm Lịch và Thôn 7&8, xã Ea Lê, huyện Ea Sup.

Đây là chiếc cầu kiên cố được Bridgestone triển khai xây dựng tại xã nghèo nhất huyện Mường Ảng. Chiếc cầu bê tông vững chãi sẽ thay thế cho chiếc cầu gỗ vốn là phương tiện duy nhất để băng qua suối nhưng thường xuyên bị nước cuốn trôi trong hơn 15 năm.

{keywords}
Chiếc cầu bê tông kiên cố của Bridgestone chính thức đi vào hoạt động thay cho chiếc cầu gỗ sơ sài tại xã Nặm Lịch trong hơn 15 năm

Cây cầu mới của Bridgestone tại 2 Thôn 7&8, xã Ea Lê, nơi mà người dân và hơn 275 học sinh hàng ngày vẫn dùng chung một chiếc cầu gỗ tải trọng thấp, đã chính thức đi vào hoạt động từ 11/11/2019. Có cầu mới, trẻ em không phải đi vòng hơn 8km để đến trường, hoạt động kinh tế cũng được diễn ra thuận lợi hơn.

Hai chiếc cầu được xây dựng kiên cố với độ cao an toàn trong nước lũ thay đổi tích cực cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương. Vì thế, chiến dịch xây cầu của Bridgestone đã nhận được sự hỗ trợ của chính quyền và sự đồng lòng của người dân, cũng như sự ủng hộ của các nhà phân phối. Hoạt động xây cầu trong năm 2019 cho trẻ em đi học còn có sự góp sức bởi 2 đơn vị là Công ty lốp Mạnh Dũng tại Điện Biên và Công ty dịch vụ & vận tải Tín Nghĩa tại Đắk Lắk. Đây là động lực để Bridgestone tiếp tục xây thêm những chiếc cầu mới tại khắp các vùng nghèo khó trên cả nước.

{keywords}
 Ông Sadaharu Kato tại Lễ khánh thành chiếc cầu mới nối liền ước mơ tri thức tại xã Nặm Lịch, huyện Mường Ảng, Điện Biên

 

{keywords}
 Sau gần 40, người dân tại thôn 7&8 Ea Lê, huyện Ea Súp, Đắk Lắk đã có cầu mới với tỷ trọng lớn

Với phương châm “Phục vụ xã hội với chất lượng tuyệt hảo", hãng lốp Nhật Bản vẫn luôn được biết đến là đơn vị có nhiều dự án phát triển cộng đồng thành công.

Nhà sáng lập Bridgestone có tên gọi là Shojiro Ishibashi. Trong đó, từ Bashi, dịch sang tiếng Anh có nghĩa là Bridge, là “Chiếc cầu” và từ Ishi là Stone, có nghĩa là “Đá". Có lẽ ngài Ishibashi, khi thành lập công ty lốp xe danh tiếng, không hình dung được “Chiếc cầu Bridgestone” vững chãi ngày nay đã vươn xa đến với các em vùng lũ, trở thành “những điều kì diệu" trong đời thực, tiếp sức và nâng đỡ các bạn nhỏ trong hành trình kiếm tìm tri thức.

Ngọc Minh