Công nghệ thông tin, lĩnh vực chưa bao giờ là đủ nhân lực

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tại tọa đàm “Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin truyền thông trình độ cao: Gắn kết cơ sở giáo dục đại học - doanh nghiệp” sáng ngày 30/3/2019, tỷ lệ các trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành công nghệ thông tin ở nước ta chiếm 37,5%. Mỗi năm, khoảng 50.000 sinh viên tốt nghiệp.

Số lượng việc làm ngành phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin cả nước hàng năm tăng khoảng 30.000 lao động. Dự báo năm 2020, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp lên tới con số một triệu.

Điều này cho thấy lĩnh vực công nghệ thông tin thực sự “rất khát” nguồn nhân lực trình độ cao, đặc biệt trong lĩnh vực quản trị an ninh mạng (QTANM). Bởi theo bản phân tích của hơn 2 triệu thông báo việc làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin trên thế giới, hãng IT & Networking Cisco phối hợp với các hãng phân tích thị trường, kết quả cho thấy các vị trí tuyển dụng liên quan đến QTANM, phân tích dữ liệu, lưu trữ dữ liệu đám mây, mạng lưới internet vạn vật và hạ tầng hội tụ đang thiếu hụt nhân sự trầm trọng.

{keywords}
 

Nhiệm vụ của kỹ sư QTANM là thiết kế và vận hành hệ thống mạng an toàn, bảo mật dữ liệu của doanh nghiệp và khách hàng. Họ cần phải liên tục cập nhật, kịp thời phát hiện, phân tích và phòng chống các thủ thuật tấn công hệ thống của tin tặc nhằm đánh cắp dữ liệu và quyền điều hành. Đối với các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia, vị trí kỹ sư vận hành và QTANM là không thể thiếu nhằm bảo vệ khối tài sản khổng lồ hiện hữu lẫn vô hình.

Hiện tại, kỹ sư QTANM là vị trí mà tất cả doanh nghiệp đều cần bởi internet đã trở thành nền tảng hoạt động chủ yếu. Trong đó, nổi bật nhất là các công ty về công nghệ cao, viễn thông, họ cần bảo mật thông tin khách hàng và nội dung của các cuộc trao đổi. Hệ thống các công ty tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, bệnh viện, trường học...đặc biệt cần vị trí này. Bởi việc đảm bảo an toàn tài sản cho tài khoản khách hàng và vận hành trơn tru một hệ thống giao dịch đồ sộ đóng vai trò sống còn của doanh nghiệp.

Ngoài ra, sự phát triển sôi động từ các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn cho đến các cửa hàng trực tuyến nhỏ lẻ thông qua nền tảng internet cho thấy, việc bảo mật thông tin cá nhân và các giao dịch thanh toán cho cả người mua lẫn người bán cũng khiến các doanh nghiệp phải đầu tư nhiều.

Nhiều thách thức cho kỹ sư tin học

Theo Viện Đào tạo Quốc tế (IEI), Đại học Quốc gia TP.HCM, kỹ sư QTANM có cơ hội phát triển rõ rệt với mức lương, đãi ngộ hấp dẫn nhất thị trường lao động hiện nay. Mức lương khởi điểm dao động từ 500 USD đến 700 USD. Mức lương dành cho những kỹ sư lành nghề khoảng 1.000 đến 1.600 USD hoặc vài nghìn USD đối với các tập đoàn lớn, ưu tiên mạnh về công nghệ.

{keywords}
 

IEI cũng là một trong số ít cơ sở đào tạo hàng đầu tại Việt Nam giảng dạy hệ cử nhân ngành QTANM. Đây là chương trình đào tạo liên kết quốc tế mà IEI hợp tác với trường Đại học Turku (Phần Lan).

Turku là trường đại học nghiên cứu hàng đầu thế giới với lịch sử 100 năm trong đào tạo và nghiên cứu về các ngành khoa học và công nghệ mũi nhọn. Turku cũng nằm trong Top 1% những trường đại học tốt nhất thế giới theo tổ chức danh tiếng The QS University Ranking 2018 của Anh Quốc xếp hạng.

Chương trình học được nghiên cứu và xây dựng bài bản bởi các giảng viên đầu ngành tại Đại học Quốc gia TP.HCM và Đại học Turku. Ngoài ra, các nghiên cứu, kiến thức và những vấn đề mới phát sinh trong thực tế thuộc lĩnh vực tin học nói chung và an ninh mạng nói riêng cũng liên tục được bổ sung vào giáo trình. Qua đây, sinh viên vừa nắm chắc kiến thức nền tảng, vừa có thể nắm bắt kịp thời những bước phát triển mới của nghề nghiệp ở phạm vi quốc tế.

Tại IEI, chương trình đào tạo đã giải quyết được trăn trở của ông Phí Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Tin học TP.HCM (HCA), rằng 27% lao động công nghệ thông tin có thể đáp ứng yêu cầu công việc, số còn lại cần đào tạo bổ sung trong thời gian tối thiểu 3 tháng. Thách thức lớn nhất trong nghề là người lao động phải tự cập nhật kiến thức mới để bắt kịp sự phát triển của công nghệ như AI, IoT, Blockchain...

Sinh viên tốt nghiệp sẽ nhận bằng cử nhân do Đại học Turku cấp với giá trị được công nhận toàn cầu. Ngoài chuyên môn, sinh viên được trang bị tiếng Anh, khả năng tự học, kỹ năng mềm, phong cách làm việc trong môi trường chuyên nghiệp quốc tế và cả thể chất để phát triển toàn diện. Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong đào tạo liên kết quốc tế, IEI tự hào mang đến cho thị trường lao động nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Tham khảo thêm thông tin về chương trình cử nhân quốc tế ngành QTANM của IEI tại: https://www.iei.edu.vn/chuong-trinh-cu-nhan-cong-nghe-thong-tin

Lệ Thanh