Đây là một buổi thực tập môn Thăm dò Địa chấn được tổ chức cho các sinh viên năm thứ 4 (hệ kỹ sư 5 năm) ngành Địa Vật lý sau khi các em đã hoàn thành xong các môn học chuyên ngành để làm quen sử dụng các thiết bị Địa vật lý ở ngoài trời.

Và để thực hiện nhiệm vụ, các sinh viên sẽ phải thực hiện đo trên 1 tuyến có chiều dài 60m với 12 điểm đo (khoảng cách mỗi điểm là 5m). Với mỗi điểm đo đó, các em phải đập búa 3-5 lần tùy theo từng điều kiện địa chất cụ thể để sóng địa chấn có thể truyền xuống được sâu hơn. 

{keywords}
Nữ sinh vác búa tạ, thực tập đo máy địa chấn

"Thông thường khi sử dụng đập búa thì chiều sâu nghiên cứu cỡ từ chục đến hàng trăm mét và đối với những khảo sát địa chất công trình thì rất phù hợp", thầy Trần Danh Hùng, giảng viên bộ môn Địa vật lý thuộc khoa Dầu khí (Trường ĐH Mỏ-Địa chất) cho PV VietNamNet biết.

{keywords}
 

Theo thầy Hùng, sau khi sinh viên ngành Địa vật lý học xong các môn chuyên ngành thì các em sẽ được đăng ký thực tập giáo học địa vật lý 2 (bao gồm 2 môn là Thăm dò Địa chấn và Địa vật lý giếng khoan). "Năm nay do đang trong thời gian dịch Covid-19 nên các em mới phải thực tập trong khuôn viên trường chứ bình thường sẽ thực tập ngoài bãi hay những khu đồng ruộng".

{keywords}
 

Mục đích của lần thực tập này nhằm để các sinh viên được làm quen với các thiết bị ngành Địa vật lý, cụ thể đó là thiết bị đo Địa chấn.

"Qua đó giúp các em bước đầu có cái nhìn cụ thể về các công việc của một kỹ sư Địa vật lý trong tương lai, từ khâu khảo sát thiết kế tuyến đo, xác định vị trí và khoảng cách của các điểm thu và phát sóng địa chấn, cách bố trí, lắp đặt và vận hành thiết bị trạm địa chấn, phân công vai trò cho từng thành viên trong đội khảo sát..."

Ngành học Địa vật lý được ứng dụng rất nhiều cho công tác tìm kiếm thăm dò Dầu khí (trên biển, trên đất liền và cả trên sa mạc).

{keywords}
Thầy Trần Danh Hùng, giảng viên bộ môn Địa vật lý thuộc khoa Dầu khí, Trường ĐH Mỏ-Địa chất (đeo balo) hướng dẫn cho các sinh viên về kiến thức này.
{keywords}
Sóng địa chấn truyền về máy đo.

Theo thầy Hùng, các khối kỹ thuật nói chung thì thường sinh viên nữ ít hơn nhiều so với nam và ngành Địa vật lý cũng không phải là ngoại lệ.

"Nữ sinh học ngành này gặp khó khăn ở những công việc phải leo núi mang theo các thiết bị địa vật lý. Nhưng đổi lại, các bạn nữ thường có sự chịu khó, cẩn thận và sự dẻo dai cũng không kém các bạn nam. Công việc của Địa vật lý rất phù hợp và thú vị với tất cả các bạn nam, nữ thích tìm hiểu, đam mê nghiên cứu và khám phá các khoa học về Trái Đất. Theo tôi được biết, cũng có một số công việc đòi hỏi phải có sức khỏe như đi thực địa trên rừng hay sa mạc. Tuy nhiên khi đi biển thì hoàn toàn khác, bởi có nhiều sinh viên nữ chịu được say sóng rất giỏi, thậm chí hơn cả những sinh viên nam", thầy Hùng nói.

{keywords}
 
{keywords}
Hình ảnh nữ sinh vác búa thực tập không xa lạ với ngành học này. Trong ảnh thầy Hùng cùng các sinh viên của mình, đặc biệt là các cô gái tràn đầy năng lượng.

Thầy Hùng cho rằng, công việc cho các kỹ sư Địa vật lý rất đa dạng và phù hợp với cả nam và nữ giới, từ những công việc chủ yếu nghiên cứu trong phòng thí nghiệm hay công việc xử lý tài liệu trong văn phòng đến những chuyến đi thực địa đầy thử thách nhưng không kém phần thú vị như trên biển, hải đảo hay rừng núi, sa mạc…

Thanh Hùng

Nữ sinh Bình Thuận giành học bổng toàn phần ĐH Harvard

Nữ sinh Bình Thuận giành học bổng toàn phần ĐH Harvard

- Nữ sinh Lê Mỹ Hiền (lớp 12 chuyên Anh, Trường THPT Chuyên Trần Hưng Đạo, Bình Thuận) vừa giành được học bổng toàn phần 4 năm của ĐH Harvard (Mỹ).