{keywords}
 

Chiều 10/1, Bộ GD-ĐT tổ chức tọa đàm lấy ý kiến của học sinh về những nội dung liên quan tới người học cho dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi tại Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.

Được ban tổ chức khuyến khích mỗi học sinh coi mình như là đại biểu Quốc hội đang giữ trọng trách góp ý xây dựng Luật Giáo dục, các em đã chia sẻ những suy nghĩ rất nghiêm túc liên quan trực tiếp tới quá trình học tập.

Tại buổi tọa đàm, 2 nội dung được học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam quan tâm nhiều liên quan đến bình đẳng giới và vấn đề trường chuyên, trường chất lượng cao.

Mong thầy cô tôn trọng sự khác biệt của từng học sinh 

Về vấn đề bình đẳng giới, Linh Khánh, học sinh lớp 11 chuyên Lịch sử chỉ ra rằng, việc bất bình đẳng giới trong giáo dục cần sửa đổi bắt đầu ngay từ những hình ảnh trong sách giáo khoa. Khi nói đến vấn đề nghề nghiệp, nam giới thường được xếp vào những ngành nghề như bác sĩ, doanh nhân, kỹ sư còn nữ giới chủ yếu làm các công việc nội trợ, nhân viên, y tá,…

{keywords}
 

Hay như trong sách giáo khoa Đạo đức hay Giáo dục công dân, những ví dụ về học sinh nghịch ngợm, chưa ngoan đều là học sinh nam. “Trong khi thực tế không phải bạn nam nào cũng nghịch và không phải bạn nữ là sẽ ngoan”, Linh Khánh chia sẻ.

Vì vậy theo Linh Khánh, những hình ảnh minh họa trong sách giáo khoa như vậy cũng chính là gốc rễ dẫn tới việc bất bình đẳng giới.

Tô Mai Anh, học sinh lớp 11 chuyên Lịch sử đề cập đến một vấn đề không hiếm hiện nay đó là học sinh có giới tính thứ ba và cho rằng đây là đối tượng cũng cần được quan tâm. Theo Mai Anh, vấn đề cần sửa đổi trước nhất là thái độ của giáo viên trước những học sinh có giới tính thứ ba.

“Con biết có một số giáo viên khi phát hiện học sinh của mình đồng tính thì không cho các bạn ấy có những cơ hội học tập như các bạn khác. Nếu nói về bất bình đẳng giới thì đây cũng sắp sửa trở thành vấn đề lớn””, Mai Anh nói.

{keywords}
 

Liên quan đến việc tôn trọng sự khác biệt của từng học sinh, Thùy Dương, lớp 11 chuyên Lịch sử cho rằng khi sửa Luật Giáo dục cần chú ý tới cả chất lượng đào tạo các giáo viên, không chỉ về mặt chuyên môn mà cần đào tạo về con người, với những kỹ năng khác. “Làm giáo viên thì không chỉ dạy kiến thức mà cần tôn trọng cá tính, suy nghĩ riêng của học trò. Điều này rất nhiều thầy cô giáo chưa làm được”, nữ sinh thẳng thắn.  

Theo Thùy Dương, thầy cô bắt học sinh ở trong khuôn khổ quá lâu sẽ khiến các các em cảm thấy bị cảm giác kìm kẹp, không thể nghĩ rộng ra.

Em cho rằng đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chảy máu chất xám và “cái hồn” học sinh không còn ở Việt Nam vì không được tôn trọng cá tính.

{keywords}
Cá tính của học sinh đôi khi thể hiện rõ ở cách ăn mặc, phong cách. Ảnh: Thanh Hùng

Trong khi đó, nam sinh Trương Văn Anh lại đề cập đến những băn khoăn về sách giáo khoa phổ thông hiện hành.

Theo Văn Anh, bộ sách giáo khoa hiện nay có ưu điểm là chứa đựng nhiều kiến thức nhưng lại đang đi sâu vào việc học lý thuyết quá nhiều. Ví dụ đối với môn Hóa đáng lẽ phải thực hành nhiều hơn và học sinh được tự mình trải nghiệm nhưng ở Việt Nam, tất cả những sách Toán, Lý, Hóa lại như “một combo sách đang hủy hoại tuổi thanh xuân của học sinh”.

Tranh luận “đã trường công còn chia chất lượng cao”

Tại tọa đàm, nhiều học sinh cũng nêu lên thắc mắc tại sao lại tồn tại hệ thống trường công lập chất lượng cao.

Về vấn đề trường chuyên, trường chất lượng cao, dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) dự kiến sẽ không quy định cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông chất lượng cao công lập để bảo đảm thực hiện các điều kiện cho giáo dục đại trà và bồi dưỡng tài năng, tạo môi trường học đường bình đẳng, thân thiện trong hệ thống cơ sở giáo dục công lập. Tuy nhiên, nếu chiếu theo Luật Thủ đô hiện hành thì Hà Nội là địa phương duy nhất áp dụng mô hình này khi được phép xây dựng các trường công lập chất lượng cao, thu học phí cao.

{keywords}
Lê Thúy Hiền, học sinh lớp 11 chuyên Văn Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.

Lê Thúy Hiền, học sinh lớp 11 chuyên Văn bày tỏ quan điểm, không đồng tình việc tồn tại hệ thống các trường công lập nhưng lại “đào tạo mô hình chất lượng cao”

“Theo em biết môi trường giáo dục công lập là môi trường đảm bảo điều kiện cho giáo dục đại trà và bồi dưỡng tài năng, tạo môi trường học đường bình đẳng, thân thiện trong hệ thống các cơ sở giáo dục công lập. Có nghĩa là các trường công phải là nơi mà tất cả các học sinh trên toàn quốc đều được học. Vậy tại sao lại có sự phân biệt giữa các trường công? Tại sao có những trường được đào tạo chất lượng cao hơn cả với đội ngũ giáo viên, phương pháp giảng dạy lẫn cơ sở vật chất nhưng vẫn có những trường không được như vậy?”, học sinh Thúy Hiền băn khoăn.

Học sinh này cho rằng, những trường chất lượng cao nên để cho khối tư nhân “gánh vác”. Khi đó những học sinh muốn vào đó, sẽ phải nộp một khoản học phí xứng đáng với cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục được hưởng.

“Còn về trường công hiện nay, trước nhất và tối thiểu hãy tập trung đáp ứng việc đào tạo ra những con người có thể làm việc trong bất kỳ môi trường nào, có khả năng tiếng Anh và có thể mang tấm bằng tốt nghiệp phổ thông của Việt Nam ra khắp thế giới làm việc mà không bị từ chối”.

Học sinh này cũng thẳng thắn bày tỏ lo lắng về sự tồn tại của trường chuyên với mục tiêu đào tạo nhân tài cho đất nước, nhưng mục tiêu này liệu có đạt được không khi học sinh tốt nghiệp trường chuyên chủ yếu đi du học hoặc học tiếp lên đại học và đi làm nhưng lại không đúng với môn chuyên được học ở phổ thông.

{keywords}
Thùy Linh, học sinh lớp 11 chuyên Văn Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam.

Thùy Linh, học sinh lớp 11 chuyên Văn chia sẻ: “Tại sao không giải quyết vấn đề này bằng cách nhà nước đầu tư vào các trường công lập để tất cả các trường đều có chất lượng tương tương trường chất lượng cao chứ không nên có sự phân biệt”.

{keywords}
Ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT) ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến đóng góp đầy trách nhiệm của các học sinh. Ông Linh cho biết, tất cả những góp ý sẽ được gửi tới Ban soạn thảo Luật Giáo dục xem xét trong quá trình xây dựng dự thảo.

Thanh Hùng- Thúy Nga

Đề xuất có điều kiện, chứng chỉ hành nghề đối với giáo viên

Đề xuất có điều kiện, chứng chỉ hành nghề đối với giáo viên

- Ngày 10/1, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị xin ý kiến về Chính sách nhà giáo trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi.