Những ngày qua, Twitter đã ngập tràn sự phấn khích và tự hào của người dùng Ấn Độ khi Parag Agrawal được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành mới của mạng xã hội này.

Agrawal là gương mặt mới trong đội ngũ Giám đốc điều hành (CEO) người Ấn Độ ở 1 công ty công nghệ của Hoa Kỳ.

{keywords}
IIT Bombay - nơi CEO mới của Twitter từng theo học. Ảnh: National Herald

Kể từ những năm 1980, khi làn sóng sinh viên tốt nghiệp từ các học viện công nghệ Ấn Độ (IITs)-  những trường kỹ thuật top đầu cả nước được Chính phủ tài trợ - bắt đầu tìm kiếm các cơ hội việc làm tại Thung lũng Công nghệ Silicon Valley, họ đã phá vỡ những rào cản ở Mỹ.

Một số cái tên nổi bật có thể kể đến như Sundar Pichai, CEO của Google và công ty mẹ Alphabet; Giám đốc điều hành của Microsoft là Satya Narayana Nadella; Arvind Krishna -  Giám đốc điều hành IBM; Shantanu Narayen - Giám đốc điều hành Adobe; và George Kurian, Giám đốc điều hành của công ty lưu trữ dữ liệu NetApp.

Doanh nhân người Ấn Anand Mahindra - chủ tịch Mahindra Group - nhận xét hài hước: "Đây là một đại dịch mà chúng tôi rất vui và tự hào khi nó bắt nguồn từ Ấn Độ. Đó là virus CEO của Ấn Độ… Không có vắc xin nào chống lại nó".

Những câu chuyện này khiến người Ấn Độ mê mẩn và nhiều lý do đã được đưa ra để giải thích.

Ajit Kumar, Giám đốc thông tin tại HCL Technologies cho biết: “Khi bắt đầu di cư đến Mỹ vào cuối những năm 1980 để lấy bằng thạc sĩ về khoa học máy tính và điện tử, số lượng sinh viên Ấn Độ áp đảo số lượng sinh viên Mỹ theo học... Đó là lý do tại sao phần lớn các chuyên gia công nghệ thông tin ở Mỹ là người Ấn Độ”.

Tuy tất cả các CEO này đều có con đường riêng để đạt đến đỉnh cao sự nghiệp, họ cũng có 1 số điểm chung.

Niềm say mê nghiên cứu toán học và khoa học ngay từ nhỏ chính là 1 trong những yếu tố đó. Nhiều bậc cha mẹ Ấn Độ nghiêm túc hướng con cái họ theo học những môn học này vì đó là con đường dễ dàng nhất dẫn đến thành công.

“Parag luôn yêu thích máy tính, ô tô và toán học là môn học sở trường”, mẹ của Agrawal nói sau khi anh ấy được bổ nhiệm làm CEO của Twitter.

Ở đất nước 1,3 tỷ dân thì sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt. Chỉ một số sinh viên vào được các trường ITT. Năm nay, khoảng 2,2 triệu học sinh đăng ký trong khi chỉ có 16.000 suất.

Ashok Alexander, một đối tác đã nghỉ hưu của McKinsey cho biết: “Sự nghiêm ngặt của các trường IIT vượt xa MIT tại Mỹ và việc tự lựa chọn đóng một vai trò rất lớn.”

CEO Agrawal của Twitter là một trong những học sinh giỏi nhất ở Maharashtra - quê hương của anh ấy và đã trúng tuyển vào trường IIT Mumbai.

Một người bạn học cũ của Agrawal nói với các phóng viên rằng sự xuất sắc của anh ấy là điều hiển nhiên, thậm chí nằm trong top giỏi nhất quốc gia.

“Mỗi sinh viên đều là một niềm tự hào tại thị trấn của họ. Nhưng Parag đã đạt 10/10 năm đầu tiên và tự khẳng định mình là người sáng dạ nhất trong các sinh viên” - người này nói.

{keywords}
Giám đốc điều hành Twitter Parag Agrawal. Ảnh: Linkedin

Bí mật của từ khóa 'Jugaad'

Hàng năm, các nhà tuyển dụng trong 23 trường IIT của Ấn Độ sẽ tìm kiếm những sinh viên “giỏi nhất trong những người giỏi nhất”. Năm nay, nhiều sinh viên tốt nghiệp đã được giới thiệu việc làm tại địa phương với mức lương khởi điểm hơn 20 triệu rupee (266.500 USD) mỗi năm.

Các trường cũng là nơi lí tưởng để các công ty đa quốc gia của Mỹ tuyển dụng cho các công ty công nghệ lớn nhất của Thung lũng Silicon.

Ajay Lavakare, sinh viên IIT Delhi đã đến Thung lũng Silicon vào cuối những năm 1980, cho biết các kỹ năng phân tích và kỹ thuật được giảng dạy trong trường cũng như nền giáo dục toàn diện giải thích việc tại sao rất nhiều người Ấn Độ là CEO của top 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ (Fortune 500).

“Khi lớn lên ở Ấn Độ, bạn sẽ có khả năng làm việc trong một môi trường mơ hồ và học thực hành nhiều hơn”, Lavakare, người từng làm việc tại California với một công ty quản lý rủi ro thảm họa, xây dựng các giải pháp dữ liệu cho ngành bảo hiểm nói. Anh hiện là một nhà đầu tư thiên thần, cố vấn cho những công ty startup tại Ấn Độ.

Tại một đất nước mà có đến 25% dân số thuộc hộ nghèo, luôn trong tình trạng thiếu nước và thiếu điện, người dân Ấn Độ đã quen với những rủi ro. Môi trường khắc nghiệt như vậy sẽ tạo nên sự đổi mới. Ấn Độ có một từ để chỉ khả năng giải quyết vấn đề bằng sự khéo léo và nguồn lực rất hạn chế - “jugaad”, tạm dịch là “cách ứng biến linh hoạt” hay “mẹo vặt”.

Khái niệm về “jugaad” được đề cập trong cuốn sách Jugaad Innovation, trong đó các tác giả tìm ra cách làm việc linh hoạt với nguồn lực hạn chế đã giúp các doanh nghiệp “tạo ra sự tăng trưởng đột phá trong một thế giới hỗn tạp và khan hiếm tài nguyên”.

Trong một bài báo năm 2016 trên tạp chí Đánh giá Đổi mới Xã hội của Stanford, một giáo sư đã ủng hộ việc áp dụng “jugaad” trong lãnh đạo đổi mới xã hội.

“Những gì các công ty ngày nay cần chính là một tổng giám đốc với phong cách đột phá… - những người vừa làm việc tốt trong lĩnh vực của họ, vừa có tầm nhìn xa về những tiềm năng của tổ chức họ trên thế giới”, Boukouray, một giáo sư tại ESCA Ecole de Management của Maroc viết. 

Trong khi đó, Lavakare cho biết khi làm việc ở Thung lũng Silicon cách đây ba thập kỷ, anh không có người cố vấn hay bất kỳ mối quan hệ nào. Nhưng trong nhiều năm, một mạng lưới hỗ trợ mạnh mẽ cộng đồng sinh viên Ấn Độ đã xuất hiện. Thế hệ đi trước rất muốn giúp đỡ những người đi sau để họ có thể tránh được những cạm bẫy. Kết quả là một hệ sinh thái gồm các doanh nhân đã cố vấn và tài trợ cho các công ty khởi nghiệp.

Doãn Hùng (Theo SCMP)

Hùng Trần Got It: Có thể rút ngắn con đường ra thế giới

Hùng Trần Got It: Có thể rút ngắn con đường ra thế giới

Từ trải nghiệm của bản thân, Founder Việt vang danh ở Silicon Valley cho rằng, có thể rút ngắn con đường đi tới thành công cho trẻ em Việt Nam, mà chúng không phải tới Mỹ, Singapore hay bất kì đâu trên thế giới.

Chàng trai vàng Tin học quốc tế: Đến Facebook không phải để chứng tỏ bản thân

Chàng trai vàng Tin học quốc tế: Đến Facebook không phải để chứng tỏ bản thân

Nguyễn Vương Linh cho rằng khi có đam mê và khả năng thì cần tìm một môi trường để phát huy khả năng đó, chứ không phải là phải vào Google/ Facebook/ Amazon để chứng tỏ bản thân.

Bỏ Microsoft, chàng trai Việt chọn dạy lập trình cho trẻ em

Bỏ Microsoft, chàng trai Việt chọn dạy lập trình cho trẻ em

Từ bỏ công việc đáng mơ ước sau 5 năm làm việc tại đại bản doanh Microsoft, Th.S Nguyễn Song Hà (1987) chuyển sang Code.org, một tổ chức giáo dục về khoa học máy tính tại Seattle, Mỹ.