Để trở thành 'người tiêu dùng thông minh', dưới đây là danh sách những chi phí đắt đỏ nhất ở mọi sân bay mà du khách nên cân nhắc.

1. Nước đóng chai

{keywords}

Theo Los Angeles Times, một chai nước ở sân bay đắt hơn 200% so với bình thường. Trong khi nhiều hành khách cho rằng đó là cái giá phải trả vì không thể mang nước qua khu vực kiểm soát an ninh.

Nhưng trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể mang sẵn một chai đựng nước rỗng và lấy nước ở các trạm nước miễn phí tại mọi sân bay để tiết kiệm một khoản chi kha khá cho thứ đồ uống đơn giản này.

2. Đồ điện tử

{keywords}

Giá các thiết bị điện tử tại các sân bay ở Anh thường cao hơn so với những cửa hàng thông dụng. Những thiết bị nhỏ như tai nghe hay sạc điện thoại sẽ có mức chênh ít hơn những thiết bị như điện thoại hay máy ảnh.

Lindsay Sakraida, Giám đốc tiếp thị nội dung của trang web so sánh mua sắm DealNews cho biết "Đồ điện tử mua ở sân bay thường rất đắt đỏ. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng đồ điện tử ở sân bay trung bình đắt hơn khoảng 34% so với những gì chúng ta tìm thấy trên mạng. Một bộ sạc điện thoại thì có thể đắt hơn tới 50%".

3. Đồ miễn thuế

{keywords}

Khu vực đồ miễn thuế luôn là điểm dừng chân đầu tiên trong nhà ga các sân bay với quảng cáo các ưu đãi tuyệt vời mà họ cung cấp cho các sản phẩm như mỹ phẩm, rượu hay thuốc lá.

Nhưng trớ trêu thay, hầu hết các mặt hàng này đều có thể được mua trực tuyến với giá tốt hơn rất nhiều. Điều cần làm là hãy nghiên cứu các sản phẩm trước khi quyết định mua một cách cảm tính để tránh phải trả mức tiền chênh lệch quá mức.

4. Đồ ăn nhẹ

{keywords}

Chờ đợi những chuyến bay có thể khiến cơn đói hoành hành chúng ta và các nhà hàng tại sân bay mọc lên để giải quyết điều đó. Tuy nhiên, theo trang web so sánh finder.com cũng có mức chênh lệch khá lớn về giá của các món đồ thức ăn nhanh giữa các cửa hàng này.

Hành khách hoàn toàn có thể mang đồ ăn nhẹ được chuẩn bị sẵn từ nhà qua cửa an ninh sân bay miễn là chúng không vi phạm các quy định về chất lỏng.

5. Quà lưu niệm

{keywords}

Giống như hầu hết các mặt hàng đắt đỏ khác tại sân bay, những người bán các món đồ lưu niệm lợi dụng lòng tin và sự thiếu chuẩn bị của các hành khách, cũng thường đẩy giá lên rất cao.

Nhiều người cho rằng việc mua quà cho bạn bè hay người thân tại sân bay sau mỗi chuyến đi là lựa chọn thuận tiện nhất.

Nhưng chắc chắn bạn sẽ phải trả cho món đồ đó nhiều hơn so với mua ở bên ngoài và đó rất có thể cũng là lần cuối cùng bạn làm điều này tại sân bay.

6. Đổi tiền

{keywords}

Mức tỷ giá hối đoái ở các sân bay dường như không mấy có tác dụng tại các điểm thu đổi ngoại tệ tại sân bay. Trang MoneySavingExpert.com cho biết, nhiều đơn vị đã lợi dụng việc du khách quên đổi tiền giao dịch tại các điểm đến cũng như rào cản về ngôn ngữ để trục lợi trong quá trình thu đổi ngoại tệ.

7. Taxi

{keywords}

Các hãng taxi thường tăng thêm giá cước khi di chuyển trong khu vực sân bay. Họ thường lợi dụng các loại phí ra vào để 'bắt chẹt' du khách. Do đó, việc cần làm là thỏa thuận và hỏi rõ chi phí trước khi quyết định lên bất cứ một chuyến xe được mời gọi nào.

8. Chi phí gửi xe ô tô

{keywords}

Gửi xe ngay tại sân bay là cách thuận tiện nhất cho mỗi chuyến đi. Tuy nhiên, chi phí trong các bãi đậu xe ở sân bay khá cao và không phải lúc nào cũng gần sảnh bay. Những chỗ đậu xe càng xa, chi phí càng rẻ nhưng bù lại với những người có nhiều hành lý sẽ thật sự là 'ác mộng'.

9. Hành lý ký gửi

{keywords}

Hầu hết các hãng hàng không đều cho phép hành khách mang theo một kiện hành lý xách tay theo trọng lượng được quy định sẵn trên vé. Nhưng nếu chủ quan, không kiểm tra trước và để quá cân, bạn sẽ phải mua thêm hành lý ký gửi với mức giá cao hơn so với thời điểm mua khi đặt vé.

Đỗ An (Theo The Sun)