Thăm hỏi, chúc Tết đầu năm vốn là tục lệ đẹp của người Việt chúng ta. Với những người ở phương xa lập nghiệp trở về quê hương, đây càng là dịp quan trọng để đi thăm hỏi người quen, họ hàng. Người già sẽ được mừng hộp bánh, gói quà, trẻ con sẽ được nhận lì xì, bánh kẹo...

Các cụ có câu “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”, cho thấy người Việt rất coi trọng lễ nghi chúc Tết đầu năm.

Hàng năm, gia đình tôi đều quê chúc Tết ông bà, bố mẹ, thăm hỏi bạn bè, hàng xóm... Tuy nhiên năm nay, dịch bệnh bùng phát làm đảo lộn nhịp sống của mọi gia đình. Tôi thấy cần tổ chức lại việc ăn Tết, đặc biệt là việc đi chúc Tết.

{keywords}
Ảnh: VietNamNet

Giữa thời dịch bệnh, việc đến nhà nhau là nguy cơ tiềm ẩn lây nhiễm Covid-19, đặc biệt đối với người cao tuổi, nguy cơ lây nhiễm hơn người trẻ. Bởi vậy, việc tụ tập, chúc tụng không phải đem may mắn đến cho nhau mà rất có thể mang đến nguồn bệnh mà chúng ta không biết. 

Tôi đã mạnh dạn đề nghị các thành viên trong gia đình năm nay chúc Tết theo hình thức khác như gọi điện, nhắn tin, các cháu bé có thể nhận lì xì online. Tôi dự định giao thừa sẽ gọi video về quê cho bố mẹ để ông bà, con cháu có thể nhìn nhau qua màn hình và cùng chúc những điều may mắn cho năm mới, chúc cho dịch bệnh mau chóng qua đi. 

Có rất nhiều hình thức để bày tỏ lòng hiếu nghĩa với người thân. Trong thời dịch bệnh như thế này, tôi cho rằng không đến chúc nhau chính là mang lại hạnh phúc và may mắn cho nhau. Chúng ta cùng đón một cái Tết đặc biệt của mùa Covid, hãy gặp nhau khi dịch đã đi qua.

Độc giả Ngọc Hà (Hà Nội)

Cách dọn nhà đón tài lộc năm 2021 theo hướng dẫn của chuyên gia phong thủy

Cách dọn nhà đón tài lộc năm 2021 theo hướng dẫn của chuyên gia phong thủy

Để nhà bếp trở nên thoáng đãng, sạch sẽ và chuẩn phong thủy, gia chủ không nên treo các vật dụng sắc nhọn như dao, kéo, bào lộ ra ngoài...