{keywords}
Ảnh chụp sáng sớm nay, tại điểm người dân thường phóng sinh xuống Hồ Tây đoạn trên đường Thanh Niên.
{keywords}
Đây là điểm một sư thầy có mặt cả ngày 22 và 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm để dọn dẹp và nhắc nhở người dân phóng sinh không xả rác nilon xuống hồ. Tuy nhiên, chỉ sau một đêm sư thầy vắng mặt, rác lại được xả bừa bãi.
{keywords}
Đồ thờ cúng được vứt bừa bãi xuống Hồ Tây.
{keywords}
Bức thư pháp cũng được vứt thẳng xuống Hồ Tây.
{keywords}
Dù rác nổi lềnh bềnh nhưng người dân vẫn lần lượt thực hiện nghi thức phóng sinh.
{keywords}
Nghi thức phóng sinh là một nghi lễ truyền thống trong Phật giáo chỉ về cách thực hành để cứu súc vật, chim chóc, cá khỏi bị giết hại hay giam nhốt, tuy nhiên, rất nhiều cá đã chết ngay khi phóng sinh xuống môi trường rác bẩn.
{keywords}
Khó để có thể thống kê liệu có bao nhiêu phần trăm cá được phóng sinh xuống Hồ Tây sẽ sống được.
{keywords}
Những con cá yếu bị sóng đánh chỉ quanh quẩn trong bờ đầy rác thải nilon.
{keywords}
Một số bị sóng đánh dạt lên bờ nằm thoi thóp.
{keywords}
Nơi phóng sinh cá đầy rác thải nilon.
{keywords}
 
{keywords}
Nhiều người sẵn sàng đổ tất cả những vật dụng sau lễ cúng ông Công, ông Táo xuống Hồ Tây.
{keywords}
Một con cá chết trôi nổi bên đống tro vừa được xả xuống Hồ Tây.
{keywords}
Cây cầu Long Biên nơi ban ngày có chừng 60 học sinh, sinh viên đứng đôn đốc người dân bảo vệ môi trường nhưng sau một đêm rác đã nhiều như thế này.

 

Sư thầy, học sinh, sinh viên kiên trì bảo vệ môi trường ngày ông Công, ông Táo

Sư thầy, học sinh, sinh viên kiên trì bảo vệ môi trường ngày ông Công, ông Táo

Đã chục năm nay, cứ đến ngày ông Công ông Táo, sư thầy Tịnh Giác cùng các bạn trẻ trên địa TP Hà Nội lại tình nguyện kêu gọi, dọn túi nilon của người dân phóng sinh.

Lê Anh Dũng