Chút duyên tiền định

Nhà nằm trong khuôn viên đất rộng khoảng 2000m2 trên đường số 8 (P. Trường Thọ, Q. Thủ Đức, TP.HCM). Khu vực thờ tự nằm phía trước, sát mặt tiền đường có cửa ra vào bằng lưới B40. Nơi đây, ngoài gian thờ tự còn có một ngôi miếu được xây dựng kiên cố ...

{keywords}
Ông Hai trong gian thờ chính. Bên cạnh là chiếc xe ba gác máy, kỷ vật đã từng nuôi sống gia đình ông.

Chủ nhân ngôi nhà là ông Nguyễn Văn Hai, 86 tuổi còn khỏe mạnh và minh mẫn. Ông kể lại, toàn bộ số tượng ông thờ trong nhà và nhiều khánh thờ, trang thờ cùng các vật thờ tự khác đều không mất tiền mua. Tất cả đều do ông nhặt nhạnh hoặc người nào không dùng nữa mang đến cho ông...

Theo lời ông, khoảng 30 năm trước, nơi đây ít nhà có nhiều vạt đất hoang đầy cỏ dại. Phía trước nhà ông, lúc bấy giờ có một ngôi miếu nhỏ. Cứ sau một đêm thức dậy, xung quanh ngôi miếu la liệt các pho tượng do nhiều gia đình mang đến vứt bỏ. Có nhiều loại tượng: tượng Phật, tượng Di Lặc, Quan công, ông Địa, Thần tài v.v... Có tượng còn nguyên, có tượng gãy sứt.

'Tất cả đều do lòng người cả thôi', ông nói với chúng tôi. Khi niềm tin vào thần thánh rất cao tượng đắt mấy họ cũng mua. Đến lúc những mong muốn không thành, họ thất vọng mang đi vứt bỏ. Nhìn những tượng lăn lóc như thế tự dưng tôi thấy trong lòng không vui nên quyết định mang hết vào nhà mình. Tượng nào còn tốt thì lau chùi sạch sẽ. Tượng nào sứt gãy thì tân trang lại. Tất cả được xếp thành hàng ngay ngắn. Dẫu sao đó cũng là những hình tượng biểu tượng cho chân, thiện, mỹ.

Tôi luôn mong muốn cuộc sống có nhiều điều tốt đẹp nên tôi mang về tiếp tục nhang khói. Đơn giản là chỉ có thế.

{keywords}
Đủ loại tượng trong gian thờ.

Sau hàng chục năm, hiện nay trong nhà ông, số lượng tượng không thể đếm xuể. Ông xếp thành hàng dọc theo vách. Trên cao là tượng Phật các loại, bên dưới là ông Địa, Thần tài. Đi sâu vào bên trong, ông lưu giữ hàng loạt khánh thờ và trang thờ do chủ nhân của nó không thờ nữa mang đến cho ông.

Sau này, nhiều nhà mọc lên. Ngôi miếu nhỏ được ông dời sang phần đất nhà. Ông cũng dựng một miếu đơn sơ khác để có ai muốn bỏ tượng thì đem đến đó. Ngôi miếu tồn tại khá lâu.

Ông thuê hẳn một người với thù lao 2tr/tháng để đốt nhang mỗi buổi sáng và tắm rửa lau chùi tượng vào rằm và mồng một hàng tháng. 'Từ ngày tôi thờ các pho tượng bị vứt bỏ, trong lòng tôi thấy nhẹ nhàng và thanh thoát. Có người cho rằng đó là nhờ thần thánh độ trì nhưng tôi lại nghĩ khác. Có thể đây là chút duyên tiền định để tôi sống chung với các pho tượng. Từ đó, tâm tôi được an và nhiều điều lành đến với tôi. Đơn giản thế thôi'.

Thiện căn ở tại lòng ta

Đi giữa hai hàng tượng, ông Hai chỉ cho chúng tôi xem chiếc xe ba gác máy cũ kỹ được để ngay giữa nhà. 'Khởi nghiệp của tôi đó', ông nói. Chiếc xe này đã nuôi sống gia đình tôi nên giờ đây nó là kỷ vật không thể tách rời tôi được.

'Sống bằng nghề chạy ba gác thì làm sao giàu được nên khi ngôi miếu tạm bị xiêu vẹo, tôi luôn tâm nguyện, khi nào làm ăn khấm khá, tôi sẽ xây lại miếu mới khang trang hơn, chắc chắn hơn.

{keywords}
Phía trước nhà ông Nguyễn Văn Hai. Sau cửa lưới B40 là gian thờ các pho tượng. Bên trái trong rào là ngôi miếu đã được ông xây lại kiên cố.

Thế rồi, sau đó, cũng bằng chiếc ba gác này, tôi làm ăn khấm khá hơn. Ngoài các khoản chi tiêu cho gia đình, tôi còn dư để dựng lại ngôi miếu như hôm nay cho những ai muốn bỏ các pho tượng cứ đem đến miếu' ông nhớ lại.

Kể về gia đình, ông nói: 'Tôi có 7 đứa con. Điều tôi tự hào nhất là đến giờ phút này, con tôi đã trưởng thành, không đứa nào sa vào tệ nạn khiến tôi phải buồn cả.

Con tôi không có địa vị cao trong xã hội nhưng cuộc sống đứa nào cũng ổn. Chúng đều miệt mài lao động kiếm sống. Đứa khá nhất hiện nay là chủ một vựa cát ngay trong khuôn viên nhà.

Gia đình tôi không hơn ai, cũng chẳng thua ai. Cuộc sống mà. Nhưng điều tôi thấy may mắn nhất là bị đột quỵ 4 lần nhưng tôi vẫn vượt qua được'. 

Ông Hai nay đã già. Chúng tôi hỏi ông, nếu mai kia về với tổ tiên thì gian nhà thờ tượng này liệu có còn không? Không ngập ngừng, ông nói ngay: 'Các con tôi đóng góp rất nhiều công sức trong việc gom tượng về thờ thì chắc chắn nó sẽ duy trì thôi'.

Từ giã ông ra về. Trên đường đi ngẫm nghĩ đến cuộc sống của ông Hai, chúng tôi mới thấm thía 2 câu trong truyện Kiều của Nguyễn Du:

'Thiện căn ở tại lòng ta

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài...'.

Hơn 2.000 xác thai nhi được phát hiện trong nhà riêng bác sĩ Mỹ

Hơn 2.000 xác thai nhi được phát hiện trong nhà riêng bác sĩ Mỹ

Hơn 2.200 xác thai nhi trong tình trạng được bảo quản đã được tìm thấy trong nhà riêng của một bác sĩ ở Mỹ.  

Trần Chánh Nghĩa