{keywords}
 Võ sĩ Nguyễn Văn Đương trở thành người đầu tiên giành được vé tham dự Olympic 2020 cho boxing Việt Nam sau 32 năm.

“Gà con thì nuôi đến bao giờ mới đấm nhau được”

Trở về phòng sau giờ tập, Nguyễn Văn Đương (SN 1996, vận động viên boxing Việt Nam) ngồi nhớ lại những truyền đạt của huấn luyện viên. Đương nói, anh đang sống những tháng ngày hạnh phúc nhưng sẽ không ngủ quên trong chiến thắng.

Sau khi biết mình giành vé chính thức dự Olympic Tokyo 2020 cho boxing Việt Nam sau 32 năm chờ đợi, anh vui đến không ngủ được. Bởi đó là cả một hành trình nỗ lực rất dài trên con đường Đương hiện thực hóa giấc mơ võ thuật của mình.

Anh nói, ngay từ khi còn rất nhỏ đã mê võ thuật nên khi được người anh họ rủ lên Hà Nội tập võ, Đương không chút chần chừ, xách ba lô theo ngay. Thế nhưng ngày đầu tiếp cận đam mê, Đương vấp ngay chướng ngại.

“Lúc đó, tôi thấp bé, nhẹ cân quá. 13 tuổi mà chỉ có 32 kg. Tôi nhỏ hơn rất nhiều so với các bạn cùng trang lứa. Thấy tôi, thầy nói với anh họ tôi rằng: “Mày dẫn lên cho thầy con gà con này thì nuôi đến bao giờ mới đấm nhau được”. Nghe vậy, tôi cũng buồn và sợ thầy sẽ không nhận”, tay đấm đến từ Bắc Giang kể.

{keywords}
Đương cho biết, để có thành công như ngày hôm nay, anh đã trải qua nhiều năm tháng khổ luyện cùng sự nỗ lực không ngừng.

Thể hình không đạt yêu cầu, Đương chỉ được “cho tập 2 tháng hè để rèn sức khoẻ”. Tuy nhiên, cậu bé “ốm tong teo” đã tận dụng cơ hội này để chứng tỏ niềm đam mê bất tận và tố chất võ thuật với thầy của mình.

“Để đạt tiêu chuẩn, tôi phải lớn thật nhanh. Thế là tôi ăn, ăn rất nhiều rồi lao vào tập luyện. Cũng may, sức khỏe tôi tốt, lĩnh hội nhanh những kỹ thuật được thầy chỉ dạy… Cuối cùng, thầy cho tôi ở lại”, Đương kể thêm.

Tay đấm trẻ chia sẻ rằng, những năm đầu tham gia luyện tập boxing, anh chỉ nghĩ đến việc cố gắng để được nhận vào đội và chưa đặt mục tiêu gì trong tương lai. Thế nhưng, sau lần đầu tiên tham dự giải trẻ toàn quốc và giành huy chương vàng lứa tuổi 13-14 vào năm 2010, Nguyễn Văn Đương quyết định sẽ chọn boxing làm con đường đi đến tương lai của mình.

Tuy nhiên, ngay sau khi ý định ấy vừa lóe sáng, chàng trai trẻ lại tiếp tục vấp phải thử thách. Liên tục thua trận, Đương đánh rơi sự tự tin để rồi xin nghỉ tập vì cho rằng mình “không còn duyên với boxing”.

{keywords}
Trước đó, anh từng bị thầy chê là “gà con” vì thân hình nhỏ bé, không đủ tiêu chuẩn.

Văn Đương kể: “Đó là các thất bại vào năm 2011, 2012. Tôi thấy mình không còn duyên với boxing nữa nên muốn dừng bước. Tôi trở về quê đi học và định thi vào một trường quân đội. Nhưng những ngày ấy, tôi vẫn rất nhớ các buổi tập, nhớ boxing”.

“Ngày nào tôi cũng tập chạy, tập kỹ thuật ra đòn dù xác định bỏ boxing… Lúc ấy, các thầy cũng liên tục động viên tôi tiếp tục… Cuối cùng, không chịu đựng nổi những ngày xa võ thuật, cảm thấy mình còn muốn tiếp tục tập luyện, thi đấu, tôi quay lại xin được tiếp tục tập luyện”, anh kể thêm.

Gà con hóa đại bàng

“Bật dậy” sau thất bại, Đương thấy mình tự tin hơn và luôn trong trạng thái sẵn sàng cho mọi buổi tập, mọi đối thủ. Ba tháng sau, Đương thi đấu ở giải quốc gia và giành huy chương đồng. 

Thành tích này giúp Đương nhận ra rằng, chỉ cần nỗ lực hết mình với đam mê, sự tự tin trái ngọt sẽ đến. Đương bình tĩnh, lạnh lùng và cuồng nộ trên sàn đấu. Trước mọi đối thủ, Đương đều thể hiện bản lĩnh, tâm lý ổn định.

{keywords}
Sau những thất bại đầu tiên, anh đã trở lại rồi liên tiếp có thành tích tốt.

Khi tiếng cồng khai cuộc vang lên, Đương sẽ lao vào đối thủ tấn công. Đương thừa nhận mình “cũng có một chút máu điên cuồng” khi đứng trên sàn đấu. Đó là lợi thế của anh. Đương thích việc dồn ép đối thủ.

Sự bản lĩnh trên sàn đấu cùng lối đánh máu lửa, Đương liên tục gặt hái thành công. Cuối cùng, chú “gà con” ngày nào bỗng chốc hóa đại bàng. Đương liên tiếp vượt qua những tay đấm tên tuổi để rồi giáp mặt Chatchai-decha Butdee - tượng đài của boxing Đông Nam Á.

Văn Đương kể, đó là trận đấu hay nhất trong sự nghiệp đeo găng của anh tính đến thời điểm này. Bởi so về mọi mặt, anh không hề có cơ hội để chiến thắng Chatcha trong trận so găng mang tính lịch sử. Thế mà bằng một cách thần kỳ nào đó, anh đã chiến thắng.

Đó là trận tứ kết vòng loại Olympic Tokyo 2020 hạng cân 57kg. Thắng trận này, Đương sẽ có được tấm vé giúp boxing Việt Nam dự Olympic sau 32 năm chờ đợi. Trước trận đấu, không ai dám tin tay đấm trẻ Việt Nam sẽ có được một chút lợi thế nào trước Chatchai.

{keywords}
Lối đánh áp sát, tấn công dồn dập ngay từ đầu là sở trường của tay đấm trẻ. “Vũ khí” này đã giúp anh đoạt vé tham dự Olympic 2020.

Bởi khi Đương mới chập chững bước những bước đầu tiên trên con đường võ thuật, Chatchai đã đã giành huy chương vàng SEA Games 25 trên đất Lào. Anh cũng giành huy chương đồng giải nghiệp dư thế giới vào năm 2013, 4 huy chương vàng SEA Games cùng một lần vô địch châu Á vào năm 2015.

Có thể nói, khi Văn Đương còn chưa có một thành tích ấn tượng nào, Chatchai đã là tượng đài của boxing Đông Nam Á, vận động viên tiêu biểu của Thái Lan năm 2013. Tuy vậy vẫn như mọi khi, Đương nói anh không hề có chút áp lực hay căng thẳng khi chạm chán với đối thủ từng đấm gục mình nhiều lần trước đó.

Văn Đương kể: “Thực ra, khi lên võ đài với bất kỳ đối thủ nào, tâm lý tôi đều rất thoải mái. Đối với Chatchai, đây là đối thủ mạnh, hơn nữa đã từng thắng tôi nên tôi thấy rằng mình càng phải quyết tâm hơn. Tôi biết Chatchai rất mạnh nhưng cũng quen thuộc với tôi rồi”.

“Khi tập huấn ở Thái Lan, tôi “đấm nhau” khá nhiều với Chatchai nên biết được đối thủ mạnh ở chỗ nào, mình mạnh ở chỗ nào để tìm cách khắc chế đối phương, phát huy lợi thế bản thân. Hôm đó, tôi tự nhủ cứ đánh hết sức với tâm lý thoải mái, thua cũng không mất gì cả”, Đương kể thêm.

{keywords}
Võ sĩ Nguyễn Văn Đương nói, đến bây giờ, trận đấu mang tính lịch sử ấy vẫn khiến anh nhớ mãi.

Với sự thoải mái ấy, khi tiếng cồng vang lên, Xuân Đương lao vào tấn công như vũ bão. Thế rồi cả khán đài ngỡ ngàng khi chứng kiến cảnh tượng tượng đài boxing Đông Nam Á gục xuống sàn trước tay đấm trẻ chỉ sau 13 giây.

Trọng tài đếm đến 8, Chatchai đứng vững, thủ thế, chuẩn bị cho trận đấu mới bắt đầu nửa phút trước. Thế nhưng, đó cũng là điều cuối cùng Chatchai làm được bởi sau đó ít giây, anh trúng cú móc ngang tay trái rất nặng từ Văn Đương rồi đổ gục.

Ngay lập tức, trọng tài tuyên bố Nguyễn Văn Đương thắng bằng điểm RSC (tương đương knock-out kỹ thuật ở quyền Anh chuyên nghiệp). Sau chiến thắng lịch sử, trở về phòng, Đương nhắn tin cho người thầy của mình và lâng lâng trong niềm hạnh phúc vỡ òa.

Văn Đương nói, đến bây giờ, anh vẫn hạnh phúc vì trận đấu hôm ấy. Bởi anh đã không phụ sự nỗ lực của bản thân cũng như sự tin tưởng, chỉ dẫn từ các huấn luyện viên.

{keywords}
 Hiện, Đương đang nỗ lực tập luyện để hướng đến các giải đấu sắp tới, đặc biệt là Olympic và SEA Game.

“Tôi luôn tin rằng, mọi cố gắng của chúng ta sẽ được đền đáp. Chỉ cần cố gắng, một ngày nào đó, chúng ta sẽ vượt qua những đối thủ, khó khăn đã từng đánh bại chúng ta”, Đương nói.

Anh cho biết, bản thân cũng đang tiếp tục nỗ lực để đạt kết quả tốt nhất cho mọi giải đấu, đặc biệt là Olympic và SEA Game sắp tới.

Trong sự nghiệp thi đấu boxing, Nguyễn Văn Đương từng đạt huy chương Vàng giải Cúp boxing các câu lạc bộ toàn quốc 2020; Huy chương Vàng giải vô địch boxing toàn quốc 2020; Huy chương Vàng SEA Games 30.

Anh cũng vô địch boxing châu Á vào năm 2015 và đạt huy chương Đồng giải boxing nghiệp dư thế giới năm 2013. Năm 2010, Nguyễn Văn Đương giành huy chương Vàng lứa tuổi 13-14 ngay lần đầu dự giải trẻ toàn quốc.

Ấn tượng nhất, năm 2020, Nguyễn Văn Đương đạt huy chương Đồng giải Châu Á và vượt qua vòng loại Olympic.

Nguyễn Văn Đương nằm trong top 20 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2021. Mời độc giả bấm vào đây để bình chọn cho các đề cử.

Xem thêm video: 20 năm mang đào cổ 'độc nhất vô nhị' vào Sài Gòn chiều lòng khách chơi Tết

Bài: Nguyễn Sơn

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chàng trai chăn bò Bình Định: Sự nổi tiếng giúp tôi có thu nhập bất ngờ

Chàng trai chăn bò Bình Định: Sự nổi tiếng giúp tôi có thu nhập bất ngờ

Bất ngờ nổi tiếng, chàng trai chăn bò So Y Tiết có được những khoản thu nhập mà trước đây anh nằm mơ cũng không dám nghĩ đến.