Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) hay còn gọi là Tết giết sâu bọ. Vào ngày này, người dân thường ăn những món như hoa quả, rượu nếp và thịt vịt với quan niệm chúng sẽ có tác dụng giệt trừ sâu bọ, làm thanh lọc cơ thể.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được dân gian gọi là bằng cái tên dân dã hơn là Tết giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hóa phong phú.

Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Vào ngày này, người dân thường ăn những món như hoa quả, rượu nếp, bánh tro (bánh gio - pv) và thịt vịt với quan niệm chúng sẽ có tác dụng giệt trừ sâu bọ, làm thanh lọc cơ thể.

Bánh tro

{keywords}
 

Bánh tro là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam và một số nơi của Miền Bắc. Bánh tro có nhiều tên và hình dáng khác nhau như bánh ú, bánh gio, bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo địa phương.

Bánh tro được bán rất nhiều trong ngày Tết Đoan Ngọ bởi vì ông cha ta tin rằng, loài bánh này có khả năng tiêu tan bệnh tật trong cơ thể người.

Đó là lý do vì sao trong ngày Tết Đoan Ngọ, trong mỗi gia đình đều không thể thiếu món bánh tro cùng với một ít hoa quả và rượu nếp. Theo quan niệm của ông cha ta, tháng 5 âm lịch là thời điểm "độc trời" nhất trong năm, thời tiết oi bức, dễ sinh bệnh nên cần phải có những món ăn mang tính mát để giải nhiệt.

Bánh tro nhìn qua thì tưởng là một loại bánh đơn giản, dễ làm, nhưng thực chất cách làm của nó lại đòi hỏi rất nhiều sự cầu kỳ, tỉ mẩn. Từ khâu chọn gạo nếp sao cho đều, thơm đến cách gạn nước tro được đốt từ cây rơm nếp vàng óng, rồi sau đó gói sao cho đẹp mắt để luộc mới cho ra được chiếc bánh thơm nồng với hương vị quyến rũ, khiến cho những người thưởng thức cảm thấy bồi hồi.

Cơm rượu nếp (cái rượu)

Giống như bánh tro, cơm rượu nếp là một món ăn không thể thiếu trong các gia đình ngày Tết Đoan Ngọ. Cơm rượu nếp là một món dễ làm, dễ ăn, tuy nhiên để làm ra được đúng thứ cơm rượu vừa ngon, ngọt, vừa có thể giúp cơ thể "giải độc, tiêu tán bệnh tật" thì cần phải hết sức cẩn thận trong khâu lựa chọn men rượu.

{keywords}
Những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ

Nếu người làm món ăn này không biết cách lựa chọn loại men ngon thì chắc chắn món rượu nếp sẽ không thể đạt được chất lượng như ý, cơm bị sượng, không ngấm và không có vị cay cay, lâng lâng, ngọt ngọt đầu lưỡi khi thưởng thức. 

Bên cạnh việc lựa chọn một loại men ưng ý thì cách nấu món cơm rượu nếp này cũng đòi hỏi người làm phải kì công rất nhiều từ cách chọn gạo sao cho mềm dẻo, nhiệt độ và thời gian ủ phải chuẩn xác thì mới có thể thổi được "phần hồn" vào trong món ăn tưởng như rất đơn giản này, để cho nó trở thành một món ăn đặc sắc trong ngày Tết Đoan Ngọ. 

Hoa quả

Hoa quả là món đồ không thể thiếu trong mâm cơm cúng hàng ngày của mỗi gia đình người Việt. Cùng với bánh tro và cơm rượu nếp, người Việt càng không thể quên được được hoa quả trong ngày Tết Đoan Ngọ. 

Đúng như ý nghĩa để "giết sâu bọ", tiêu tan bệnh tật, làm mát cơ thể, các loại hoa quả trên mâm cơm của người Việt ngày Tết Đoan Ngọ thường là những loại quả mùa hè, chua chua ngon ngọt như mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu... Đây là những loại quả điển hình không thể nào thiếu trong ngày mùng 5/5 âm lịch này.

Thịt vịt

Trong số những món ăn quen thuộc vào ngày Tết Đoan Ngọ này thì thịt vịt có lẽ là một món ăn ít được nhắc đến nhất.

Tuy nhiên, đối với một số địa phương, đặc biệt là miền Trung và một số tỉnh miền Bắc, đây lại là một món ăn truyền thống bắt buộc phải có trong ngày Tết "giết sâu bọ" này. 

{keywords}
 

Dù không phổ biến bằng 3 món ăn trên nhưng rất nhiều người lựa chọn đây là món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ. 

Theo người dân ở những địa phương này, đây là thời điểm thịt vịt thơm ngon nhất và không bị hôi. Thịt vịt được chế biến thành rất nhiều món như luộc, nướng, quay, om sấu... ; trong đó, tiết canh vịt là món ăn đặc sắc và phổ biến nhất ở nhiều vùng quê Việt Nam.

Trước ngày Tết Đoan Ngọ, bên cạnh việc buôn bán những vật dụng để làm rượu nếp, khắp các khu chợ đều vô cùng náo nhiệt, đông đúc các hàng bán thịt vịt sống. Không chỉ có 4 món ăn kể trên, mà còn rất nhiều những món ăn khác được lưu truyền qua các thế hệ của mỗi gia đình người Việt.

Cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ nào là tốt nhất?

Cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ nào là tốt nhất?

Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ tới 13 giờ.

Những điều cần lưu ý khi cúng Tết Đoan Ngọ

Những điều cần lưu ý khi cúng Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ (ngày 5/5 âm lịch) được dân gian gọi ngày là Tết giết sâu bọ. Theo quan niệm, vào ngày này người dân giết sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm bằng thức ăn như rượu nếp, bánh tro và hoa quả…  

Bài cúng Tết Đoan Ngọ theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Bài cúng Tết Đoan Ngọ theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Tết Đoan Ngọ thường được tiến hành vào chính giờ Ngọ giữa trưa ngày mồng 5/5 âm lịch. Trong các thủ tục cúng lễ ngày này, không thể thiếu văn cúng.

Yến Vy (tổng hợp)