Theo phong tục, cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mỗi gia đình lại làm lễ tiễn ông Công ông Táo lên chầu Trời một cách trang trọng để cầu mong một năm mới an lành, thuận lợi.

Năm nay, theo ghi nhận của PV, ngay từ trưa 22 tháng Chạp tức là ngày 31/01/2016, nhiều gia đình đã mua sắm đồ đạc, làm mâm cỗ cúng để tiễn ông Táo lên trời.

Trong đó, những mâm cỗ của các nàng dâu sống ở khu vực phố cổ Hà Nội luôn giữ được bản sắc và những giá trị truyền thống.

 

{keywords}
Theo quan niệm, cá chép là phương tiện để các Táo quân về Trời. Do đó, trong các mâm cơm cúng Táo quân, không thể thiếu cá chép.
{keywords}
Ngoài ra, trong lễ cúng ông Công ông Táo còn phải có hoa tươi, quả đẹp, và mũ cánh chuồn

 

{keywords}
Và một mâm cơm đuề huề ( Ảnh chụp tại gia đình chị Hoàng Thị Nga, phố Chân Cầm - Hà Nội)

Chị Hoàng Thị Nga 45 tuổi, sống tại phố Chân Cầm cho biết, ngày 23 tháng Chạp là ngày mà thần Táo quân cưỡi cá chép lên thiên đình để bẩm báo với Ngọc Hoàng mọi việc tốt xấu trong năm của từng người trong gia đình. Đồng thời, cũng trong dịp này, Táo quân sẽ thay gia chủ bày tỏ mong muốn năm mới vạn sự an lành.

Chính vì thế, cứ vào ngày này, gia đình chị đều thành kính sắm sửa lễ vật để tiễn ông Táo chầu Trời.

Theo chị Nga, việc cúng tiễn ông Táo được thực hiện tại gia. Lễ cúng ông Táo gồm có: xôi/bánh trưng, gà, bát canh măng miến, nem rán, rau xào, trầu cau; 3 bộ mũ áo; hia hài táo quân cùng vàng nén; 3 cá chép sống; hương thơm, bình hoa tươi cùng các loại quả đẹp.

Khi cúng ông Táo, mâm cỗ cúng phải đặt trong bếp, hoặc cạnh bếp, hoặc cũng có nhiều gia đình làm hai mâm cỗ, 1 mâm đặt trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ.

"Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm 1 tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời" - chị Nga nói.

 

{keywords}
Cỗ cúng Táo quân của gia đình chị Hương, phố Hàng Gà - Hà Nội trong trưa ngày 22 tháng Chạp

Chị Mai Hương 32 tuổi, sống tại phố Hàng Gà cũng quan niệm, mâm cỗ càng đầy đủ đề huề thì gia chủ sẽ càng no ấm trong năm sắp tới.

Đồng quan điểm với chị Hương, nhưng chị Ngọc Mai - phố Hàng Lược lại cho rằng, mỗi gia đình, tùy vào sự khéo léo của gia chủ mà có thể sáng tạo những món ăn ngon, hấp dẫn hơn để cúng ông Công, ông Táo chứ không nhất thiết chỉ cúng những món ăn truyền thống như: gà, canh măng miến, canh bóng bì, và nem rán …

 

{keywords}
Mâm cỗ cúng Táo quân vô cùng khéo léo của 1 gia đình ở phố Hàng Lược - Hà Nội

 

Trong khi đó, chị Phạm Hồng Khanh sống tại phố Mã Mây lại cho rằng, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mâm cỗ cúng Táo quân có thể giản tiện hơn. Thậm chí, để giản tiện, có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công có hai cánh chuồn, kèm với một chiếc áo và đôi hia giấy. Những đồ này sẽ được đốt sau khi lễ cúng ông Táo kết thúc.

 

{keywords}
Cỗ cúng giản đơn của gia đình chị Phạm Hồng Khanh, phố Mã Mây

Theo chị Khanh, quan trọng nhất là thành tâm, có tâm thì sẽ có phúc. Thêm vào đó, chị Khanh cho rằng, lễ cúng ông Công ông Táo bắt buộc phải hoàn thành trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp để các Táo có thể kịp giờ lên chầu.

 

 

{keywords}
 
{keywords}

Một mâm cúng đơn giản khác của gia đình chị Trần Hải Lý phố Hàng Lược, Hà Nội

{keywords}
Sau khi lễ cúng ông Công ông Táo đã hoàn tất, các gia đình bắt đầu hóa vàng, thả cá chép tại các ao, hồ trên địa bàn.

 

Mâm cỗ cúng ông Táo 6 triệu, chị em công sở đổ xô đi đặt

Mâm cỗ cúng ông Táo 6 triệu, chị em công sở đổ xô đi đặt

Bà Lanh cho hay, chi phí cho mỗi mâm cỗ dao động từ 1 triệu đến 3 triệu tùy theo nhu cầu của gia đình. Riêng những mâm cỗ VIP có giá lên tới 6 triệu đồng.

Bài cúng ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Bài cúng ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Theo tục lệ, ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình Việt thường làm lễ tiễn ông Công ông Táo về trời. Bên cạnh những lễ vật, mâm cỗ, các gia đình cũng cần quan tâm tới văn khấn.

Lễ cúng Táo Quân theo hướng dẫn của GS Lương Ngọc Huỳnh

Lễ cúng Táo Quân theo hướng dẫn của GS Lương Ngọc Huỳnh

23 tháng Chạp hàng năm là ngày làm cơm tiễn ông Công ông Táo về Trời. GS Lương Ngọc Huỳnh có một số lưu ý cho các gia đình khi chuẩn bị cho lễ cúng Táo quân...

Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 2018

Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 2018

Ngày 23 tháng Chạp (ngày 23/12 âm lịch) hàng năm, các gia đình người Việt thường làm mâm cơm nhỏ, tiễn Táo quân lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ của gia chủ.

Minh Anh - Hạnh Thúy