Diana Williams, người phụ nữ 50 tuổi đã nhiều năm liền chịu đựng những đau đớn và tuyệt vọng trong điều trị vô sinh để trở thành mẹ đơn thân của hai đứa con sinh đôi.

{keywords}

Diana Williams hạnh phúc với hai đứa con sinh đôi. (Nguồn: The Independent)

Bất kể ai biết chuyện cũng đều thấu hiểu nỗi tuyệt vọng trước khao khát muốn được làm mẹ của tôi, Diana Williams nói. Nhưng tôi vẫn dành hàng ngàn bảng Anh để điều trị vô sinh và có con khi đang là một người phụ nữ đơn thân ở tuổi 50.

Williams kể: “Tôi đã từng lưỡng lự về việc có con ở độ tuổi 20-30. Vào năm 18 tuổi, tôi đã có một công việc ổn định ở một dịch vụ dân sự, mua một căn nhà tại Birmingham, và từ đó, tập trung cho việc phát triển sự nghiệp của mình”.

Từ trong sâu thẳm, tôi nghĩ rằng, mình có thể kết hôn và có con. Nhưng gần như vô vọng, người đàn ông mà tôi đem lòng yêu hóa ra không phải là một người gìn giữ được hạnh phúc gia đình. Tôi sẽ không bao giờ quên được mình đã ghen tỵ với những người bạn và những gia đình có con đến nhường nào.

Sau khi chuyển tới London để sự nghiệp thăng tiến ở tuổi 30, tôi quyết định, khi chớm bước sang 40, sẽ nghỉ làm việc cho tổ chức VSO tại Ethiopia và Kenya trong vòng một vài năm. Chính tôi cũng không hiểu vì sao, nhưng cứ nhìn thấy những bà mẹ châu Phi mang theo những đứa con trên lưng cả ngày, bản năng của một người mẹ trong tôi lại trỗi dậy mãnh liệt, cảm giác chưa từng có trước đây.

Tôi phân vân việc nhận con nuôi, nhưng tôi muốn kinh qua trải nghiệm của việc sinh nở. Ở tuổi 44, tôi đã không giữ được niềm hi vọng lớn lao đó, nhưng tôi không hề cho rằng đó là điều không thể. Nếu trời cho tôi một đứa con thì đó là một điều tuyệt vời , còn nếu trời không cho thì tôi cũng đành chấp nhận.

Đã có quá nhiều xúc cảm theo tôi trước đó. Tôi đã háo hức và lạc quan, nhưng cũng vô cùng thực dụng.

Việc đầu tiên tôi làm là đi tới một phòng khám sinh ở London. Nhưng tại đó, tôi phát hiện trứng của mình không có khả năng giúp cho việc sinh nở. Đó không phải là một bất ngờ lớn với tôi. Nhưng luôn luôn có những người tình nguyện hiến trứng. Vì tôi là phụ nữ nên tôi cần ai đó hiến tinh trùng. Đó cũng là thử thách thứ 3 của tôi. Bởi tôi là người gốc Jamaica, tôi cần những người hiến trứng và tinh trùng phù hợp với đất nước mình để thụ thai thành công, một đứa con của đất nước tôi. Các phòng khám đã cảnh báo tôi sẽ phải đợi lâu, do số lượng người hiến trứng và tinh trùng ở cùng đất nước hạn chế. Hầu hết, các nhà tài trợ đều là người Anh.

Bước tiếp theo, tôi phải chuẩn bị về cơ thể của mình. Tôi đã có một khối u xơ bị loại bỏ và phải thiết lập một chế độ ăn uống, vì tôi bị thừa cân. Ngoài ra, tôi đã tham gia Mạng lưới hỗ trợ sinh sản và trở thành một thành viên của nhóm hỗ trợ cho những người đang trông chờ trứng hoặc tinh trùng hoặc cả hai.

Bạn bè và gia đình đã rất ngạc nhiên. "Tại sao cô muốn làm điều đó?", một số trong số họ hỏi khi tôi nói về những điều trị chứng vô sinh. Họ đều ủng hộ. Mặc dù, nhiều người cho rằng, sẽ vô cùng khó khăn và hoang mang khi trải qua quá trình điều trị một mình, song có khi tôi nghĩ ngược lại. Ví dụ, với các cặp vợ chồng chọn hiến một quả trứng hoặc tinh trùng có thể làm ảnh hưởng đến hệ gen, sẽ không tạo thành cơ thể của em bé. Tôi cũng thấy khó khăn như thế nào khi một trong số các cặp vợ chồng phải quyết định xung quanh việc điều trị vô sinh, trong khi tôi chỉ có một mình để đối mặt với tất cả.

Năm 2010, vào thời điểm đó tôi đã 46 tuổi và vẫn đang chờ đợi. Tôi đã tham dự The Fertility Show - một chương trình thương mại cho ngành công nghiệp sinh đẻ - và đó là nơi tôi gặp lại một nhóm người đến từ IVI, một phòng khám sinh quốc tế tại Tây Ban Nha. Khi tôi phát hiện ra rằng, phòng khám này đã có một ngân hàng lớn của trứng và tinh trùng từ một phạm vi rộng của các nhà tài trợ đến từ nhiều đất nước, tôi đã quyết định đi đến phòng khám Madrid tại Tây Ban Nha để điều trị.

Phòng khám đó cũng kêu với tôi rằng, không giống như ở Anh, các nhà tài trợ trứng và tinh trùng ở Tây Ban Nha đều giấu tên. Tôi nhận thấy, những người tình nguyện hiến trứng vì lòng tốt dường như không muốn người khác liên hệ với họ ở tuổi 18. Các phòng khám này dường như rất ủng hộ những người phụ nữ độc thân, trong khi ở Anh, các phòng khám luôn hướng tới các cặp vợ chồng. Có đôi khi, tôi nhận thấy các phòng khám ở Anh không chấp nhận việc tôi làm mẹ đơn thân. Họ còn đặt giả thuyết nghi ngờ tôi là “gay”.

Ngày tham vấn đầu tiên của tôi ở Tây Ban Nha, Tiến sĩ Alfredo Guillén đã đưa vào trong tôi kích thích tố làm dày niêm mạc tử cung, để chuẩn bị cho việc chuyển giao phôi. Được một vài tháng sau đó, khi tôi trở về nơi ban đầu làm thủ tục đó, đứng ngắm chiếc áo choàng bệnh viện của mình, tôi kinh ngạc: “Wow, điều này thực sự xảy ra”.

Hai lần thử đầu tiên là với trứng từ cùng một nhà tài trợ. Và mỗi lần, tôi đều phải đợi 2 tuần trước khi làm xét nghiệm thử thai. Ở lần đầu tiên này, tôi tập trung vào các tiểu tiết trong 2 tháng. Lần thứ hai, tôi thư giãn hơn, mặc dù, vẫn còn khá thất vọng về kết quả không mấy khả quan. Vào thời điểm này, tôi mất 1 năm để trở thành tình nguyện viên cho Thế vận hội. Tôi chỉ muốn cơ thể mình được thư giãn sau những kích thích trong quá trình điều trị đó.

1 năm sau đó, năm 2013, tôi quyết định quay trở lại kết thúc lần thử nghiệm thứ 2 với trứng của những người khác nữa. Tôi luôn nói sẽ dừng điều trị ở tuổi 50, và tới đó, chỉ còn duy nhất một năm. Tôi biết mình sẽ vẫn ổn, nếu như việc thụ tinh không thành công. Nhưng tôi không muốn hối tiếc vì từ bỏ cơ hội cuối cùng để có con.

Tôi đã tạm mừng vì chỉ trong 6 – 7 tuần, và rồi đến tuần thứ 13, chẳng những tôi phát hiện mình vẫn có thể có thai, mà còn là một cặp song sinh. Tôi tự cho phép mình ngây ngất, trong khi nhiều bạn bè và một vài thành viên trong gia đình hết sức ngạc nhiên. "Tôi biết bạn nói bạn đang cố gắng thụ thai, nhưng đó là vài năm trước đây!", họ ngạc nhiên vì không nhận ra tôi đã nỗ lực để có con trong suốt thời gian này.

Đó không phải là lần mang thai dễ dàng, bởi tôi đã bị huyết áp cao. Tôi khao khát trở thành một người mẹ, và khi tôi sinh, có mẹ tôi ở bên, tôi cùng bà đã chứng kiến song thai 36 tuần tuổi chào đời. Bầu không khí lúc đó hệt như một bữa tiệc.

Tôi không thể hạnh phúc hơn khi hai con trai của mình lần lượt ra đời. Mặc dù, hai con chỉ nặng 4,7 lb và 4,2 lb (tương đương với 2,1 kg và 1,8 kg). Hai bé cần thêm những hỗ trợ chăm sóc và phải ở trong bệnh viện thêm 10 ngày nữa.

Tôi đã trở thành một người mẹ. Mặc dù, tôi rất biết ơn mẹ và chị dâu đã ở lại để giúp đỡ tôi trong những tuần đầu tiên làm mẹ, tôi vẫn muốn ổn định và làm quen với thời gian biểu của người làm mẹ. Hiện tại, các con trai của tôi đã 7 tuổi. Trong suốt 7 năm, tôi không cho rằng đó là một công việc vất vả. Tôi hạnh phúc khi được chăm sóc những đứa con mình sinh ra.

Tôi đã nói thật cho các con, rằng các con được sinh ra từ trứng và tinh trùng của những người hiến tặng. Ngay từ đầu, tôi cũng đã viết vào một quyển sách nhỏ, đặt tên là “Câu chuyện của chúng tôi”, kể về những lần tôi được giúp đỡ trong các phòng khám. Giờ đây, tôi đọc tất cả những câu chuyện đó cho các con nghe.

Tôi không quan tâm đến tuổi tác của mình, bởi vậy, tôi cũng không quan tâm đến những cái nhướn mày khó chịu đối với một người mẹ đơn thân lớn tuổi chăm con. Tôi còn dư giả năng lượng, đồng nghĩa với việc tôi sẽ không mệt mỏi khi phải chạy quanh một cặp trẻ chập chững biết đi. Cho đến thời điểm này, hệ gen đã hoàn toàn phù hợp với các con tôi. Tôi hạnh phúc vì có hai đứa trẻ vì mẹ con tôi luôn có nhau, cho dù có điều gì xảy ra đi chăng nữa.

Đỗ Dung (Theo The Independent)