Theo thỏa thuận, SpaceX sẽ lắp đặt các trạm mặt đất Starlink tại các trung tâm dữ liệu của Google và Google Cloud sẽ cung cấp hỗ trợ mạng và điện toán đám mây cho dịch vụ internet của SpaceX.

Động thái này nhằm giúp ghép nối cơ sở hạ tầng máy tính của Google với dịch vụ băng rộng vệ tinh Starlink của SpaceX, qua đó sẽ giúp mở rộng phạm vi tiếp cận với điện toán biên.

{keywords}
Thiết bị đầu cuối người dùng Starlink của SpaceX được lắp đặt trên mái nhà

Là một phần của thỏa thuận, SpaceX sẽ lắp đặt các trạm mặt đất Starlink tại các trung tâm dữ liệu của Google, cho phép khách hàng sử dụng dịch vụ internet băng rộng của mình trực tiếp khai thác sức mạnh máy tính được cung cấp bởi mạng lưới toàn cầu của gã khổng lồ công nghệ Google với hơn 150 vị trí điện toán biên. Khách hàng của Starlink dự kiến sẽ có thể tận dụng khả năng mới này vào nửa cuối năm 2021.

Trong một tuyên bố của mình, Gwynne Shotwell - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của SpaceX cho biết: “Việc kết hợp dịch vụ internet băng rộng tốc độ cao, độ trễ thấp của Starlink với cơ sở hạ tầng của Google sẽ cung cấp cho các tổ chức toàn cầu có một kết nối an toàn và nhanh chóng, điều mà các tổ chức đang mong đợi. Chúng tôi tự hào làm việc với Google để cung cấp quyền truy cập này cho các doanh nghiệp, tổ chức khu vực công và nhiều nhóm khách hàng khác hoạt động trên khắp thế giới”.

Trong khi đó, Bikash Koley - Phó Chủ tịch và người đứng đầu mạng toàn cầu của Google thì cho rằng, thỏa thuận này sẽ cho thấy lưu lượng được cung cấp bởi chùm vệ tinh Starlink truyền từ thiết bị đầu cuối của người dùng đến một trong các vệ tinh của dịch vụ và quay trở lại trạm mặt đất đặt tại một trong các trung tâm dữ liệu của Google. Việc thiết lập này sẽ giúp khách hàng của Starlink giảm độ trễ bằng cách cung cấp đường truyền ngắn nhất có thể đến phần phụ trợ của mạng. Bên cạnh đó, thỏa thuận này cũng cung cấp các đặc điểm bảo mật nâng cao vì các liên kết duy nhất trong chuỗi kết nối là Starlink và Google.

Việc phát triển chùm vệ tinh Starlink của SpaceX nhằm mục đích cung cấp dịch vụ internet tốc độ cao cho các hộ gia đình và doanh nghiệp trên toàn cầu. Công ty cũng đang tìm cách nhắm mục tiêu đến các khách hàng doanh nghiệp và thỏa thuận với Google có thể giúp họ thực hiện được điều đó. SpaceX cho biết, họ đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ internet băng rộng vệ tinh cho khách hàng doanh nghiệp vào nửa cuối năm 2021.

Các nguồn tin gần đây cho biết, SpaceX đã phóng hơn 1.600 vệ tinh Starlink kể từ khi bắt đầu thử nghiệm vào năm 2018. Đến nay đã có hơn 10.000 người dùng dịch vụ internet băng rộng vệ tinh trong chương trình thử nghiệm beta ra mắt vào tháng 10 năm ngoái và có hơn nửa triệu người đã đăng ký dịch vụ này.

Đầu tháng này, Tổ chức đo kiểm tốc độ internet Ookla (Mỹ) đã phát hành một báo cáo cho thấy hiệu suất độ trễ trung bình của vệ tinh Starlink dao động từ 31 ms đến 88 ms, cao hơn so với mức trung bình của các nhà cung cấp khác.

Được biết, Google không phải là đối tác đám mây duy nhất của SpaceX. Vào tháng 10 năm 2020, SpaceX cũng đã hợp tác với Microsoft để cung cấp kết nối vệ tinh cho sản phẩm Trung tâm dữ liệu Azure, đây là trung tâm dữ liệu được thiết kế để cung cấp khả năng điện toán đám mây trong các môi trường đầy thử thách của Microsoft.

Phan Văn Hòa (theo Fiercewireless, BI)

Lý do Starlink vô cùng quan trọng với SpaceX của Elon Musk

Lý do Starlink vô cùng quan trọng với SpaceX của Elon Musk

Nếu dịch vụ internet vệ tinh của Starlink được mở rộng trên toàn cầu, đây có thể sẽ trở thành chìa khóa thành công của SpaceX cũng như giúp Elon Musk chinh phục Sao Hỏa.