Việc phát triển nhanh hơn hầu hết các công ty công nghệ khác đã khiến Facebook đối mặt với một vấn đề nan giải: công ty luôn bị chậm trễ khi phải tìm nhà thầu chế tạo nguyên mẫu và thử nghiệm các thiết bị cũng như linh kiện của mình. Với nhu cầu sử dụng phần cứng rất lớn trong lộ trình phát triển 10 năm và lợi nhuận không ngừng tăng lên theo từng quý, Facebook rốt cuộc đã quyết định xây một phòng thí nghiệm chuyên dụng bên trong tổng hành dinh Menlo Park của công ty.

Tuần này, Facebook đã cho một nhóm nhà báo lần đầu tiên có cơ hội đi tham quan phòng thí nghiệm phần cứng của hãng, có tên "Khu vực 404".

{keywords} 

Theo quan sát của các phóng viên, Khu vực 404 chứa đầy các cỗ máy to lớn, đắt tiền và nguy hiểm, chẳng hạn như một chiếc khoan 9 trục do máy tính điều khiển. Một căn phòng bên trong khu vực này nằm trong số ít các căn phòng ở Facebook mà CEO Mark Zuckerberg không được phép bước vào. Lí do vì, nó vô cùng mất an toàn bất chấp mọi biện pháp đề phòng và các chứng nhận đạt được.

{keywords} 

May mắn là, Facebook tuân thủ nghiêm ngặt một hệ thống an toàn 5S: phân loại, thiết lập trật tự, tiêu chuẩn hóa, chau chuốt và bền vững. Mọi công cụ được đặt vào một ô riêng rẽ, ngăn cách với nhau bằng băng dính và có dán nhãn. Spencer Burns, một trong các chuyên gia chế tạo mẫu của phòng thí nghiệm, giải thích, Facebook không thể tiến nhanh được nếu không tìm ra các công cụ của mình.

{keywords} 

Jay Parikh, phụ trách mảng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng của Facebook tiết lộ, phòng thí nghiệm rộng 2.044m2 này được đặt tên là Khu vực 404 theo mã lỗi "Không tìm thấy". Các kỹ sư Facebook không ngừng cần tạo ra nguyên mẫu các thiết bị phần cứng mới, nhưng các nguồn tài nguyên cần thiết đáng tiếc lại "không thể tìm thấy" ở công ty.

{keywords} 

Sau vô số nỗ lực, Facebook đã đào sâu xuống phía dưới tòa nàh 17 thuộc tổng hành dinh của công ty để tạo nên một dãy phòng thí nghiệm đủ bền vững để đặt các cỗ máy đồ sộ, nặng nề và biến nơi này thành một trung tâm hack vị tương lai. Toàn bộ việc xây dựng hoàn tất trong 9 tháng.

{keywords} 

Đây được coi là một bước nâng cấp quy mô của Facebook. "Phòng thí nghiệm phần cứng đầu tiên của chúng tôi chỉ to như một chiếc bàn trong một phòng bưu cục cũ", Parikh cười cho biết. Về thứ yêu thích nhất của bản thân trong phòng thí nghiệm mới, Parikh nói đó là một chiếc kính hiển vi điện tử có động phóng đại 10.000 lần dùng để kiểm tra các lỗi cực nhỏ trong phần cứng.

{keywords} 

Theo đại diện Facebook, Khu vực 404 được xây dựng nhằm phục vụ 2 mục tiêu chính: nhằm tạo ra một không gian cộng tác đủ lớn để các kỹ sư phần cứng của toàn công ty có thể cùng bắt tay giải quyết các vấn đề chung và nhằm thiết lập một phòng thí nghiệm phần cứng tối tân với đủ trang thiết bị cần thiết cho việc chế tạo nguyên mẫu và thử nghiệm các thiết kế thiết bị của Facebook.

{keywords} 

Tất cả sẽ giúp Facebook cắt giảm thời gian từ khâu biến ý tưởng về thiết bị thành một nguyên mẫu hoạt động được tới quá trình sản xuất đại trà chúng. Các nhóm chuyên gia của Facebook đang gấp rút hiện thực hóa các dự án nghiên cứu về máy bay không người lái chạy bằng năng lượng mặt trời, thiết bị laser phát Internet, kính thực tế ảo (VR) và cả các máy chủ thế hệ tiếp theo.

Tuy nhiên, Khu vực 404 không được thiết kế làm mọi công việc. Ở đây không có các công cụ hàn và phòng thí nghiệm cũng sẽ không gia công các bảng mạch. Khi các thiết bị đã sẵn sàng cho việc sản xuất quy mô lớn, các nguyên mẫu thiết bị chế tạo ở Khu vực 404 sẽ được chuyển tới những nơi khác để sao chép. Vào thời điểm này, mọi trục trặc sau đó sẽ được giải quyết ở tổng hành dinh của Facebook.

Tuấn Anh (Theo Techcrunch)