Quốc hội Mỹ đang hướng đến giải quyết Điều luật 230, quy định quyền miễn trừ trách nhiệm pháp lý cho các công ty Internet, theo cách tiếp cận khác. Họ tập trung vô hiệu hoá “tấm lá chắn” đối với một số dạng nội dung nhất định thay vì bỏ đi toàn bộ, theo thông tin mới nhất trên tờ New York Times.

Một đề xuất luật sửa đổi vào tháng trước cho rằng nên tước quyền miễn trừ trách nhiệm đối với nội dung mà các nền tảng được trả phí để đưa lên, ví dụ như quảng cáo. Một đề xuất khác chuẩn bị được đưa ra Quốc hội thì cho phép mọi người kiện các nền tảng, nếu các nền tảng làm lan truyền nội dung khủng bố.

Một đề xuất khác nữa thì chỉ ra, quyền miễn trừ sẽ không có hiệu lực khi tòa án đã yêu cầu các nền tảng gỡ bỏ nội dung. Thượng nghị sỹ Mark Warner đến từ bang Virginia chia sẻ quan điểm nhà lập pháp: “Chúng tôi muốn nói rằng, thật khó để rút bớt quyền hạn Điều luật 230 mà không làm tổn hại đến quyền ngôn luận”.

Quốc hội Mỹ chia tách “tấm lá chắn” của các nền tảng thay vì bỏ hẳn
Quốc hội Mỹ đang hướng đến giải quyết Điều luật 230 theo cách tiếp cận khác.

“Không có luật nào giải quyết được mọi chuyện. Khi có ai nói rằng hãy bỏ luôn Điều luật 230, tôi đều nghĩ rằng chắc hẳn họ không thực sự hiểu hết”, nghị sỹ Anna G.Eshoo đến từ bang California, người tham gia đề xuất giải quyết từng phần điều luật miễn trừ, bình luận.

Điều 230 thuộc Đạo luật Chuẩn mực Truyền thông của Mỹ, được thông qua năm 1996, quy định các công ty Internet không phải chịu trách nhiệm về nội dung mà người dùng đăng tải lên nền tảng của họ. Điều luật này tạo điều kiện cho thế giới mạng phát triển vượt bậc, nhưng nhiều vấn đề cũng nảy sinh khi lượng người dùng ngày càng đông.

Các công ty nền tảng Internet như Facebook hay Google bày tỏ rằng họ sẵn sàng hỗ trợ quá trình "kiềm chế" Điều luật 230 của nghị viện. Những định hướng như bắt buộc gỡ nội dung khi tòa án yêu cầu được các nền tảng ủng hộ. Nhưng bên cạnh đó, Facebook hay Google cũng không thực sự ủng hộ đề nghị tước quyền miễn trừ đối với mọi nội dung quảng cáo.

Trong khi đó không ít công ty nhỏ hơn nêu ý kiến rằng họ chưa nên bị tác động bởi thay đổi luật, cụ thể là chỉ nên giới hạn quyền miễn trừ đối với… các nền tảng lớn như Facebook hay YouTube. Kate Tummarello, lãnh đạo hiệp hội Engine của các công ty nhỏ lên tiếng: “Không bao giờ các nền tảng quy mô nhỏ có thể tự động nhận diện khi nội dung bất hợp pháp xuất hiện”.

Về nhận định của giới nghiên cứu, giáo sư Hary Farid đến từ trường Đại học California thành phố Berkeley chia sẻ: “Giờ chúng ta nên đi những bước vừa phải trong khả năng. Hãy thử nghiệm trong một hai năm, xem kết quả ra sao rồi quyết định”.

Anh Hào (Theo New York Times)

Mỹ xóa bỏ trở ngại trong việc đánh thuế các gã khổng lồ công nghệ

Mỹ xóa bỏ trở ngại trong việc đánh thuế các gã khổng lồ công nghệ

Bộ trưởng Tài chính Yellen tuyên bố, Mỹ sẽ không còn tuân thủ quy tắc 'bến đỗ an toàn' trong các cuộc đàm phán thuế doanh nghiệp đa quốc gia.