Các nhà nghiên cứu của đại học Colorado-Boulder, Viện Công nghệ MIT và đại học California, Berkeley vừa tạo ra những độ phá mới có thể cho phép tăng tốc truyền dữ liệu gấp 10 – 50 lần so với hiện nay.

{keywords}

Đó là những phát kiến mới về vi xử lý quang tử dựa trên ánh sáng cho phép truyền dữ liệu siêu nhanh so với công nghệ sử dụng điện tử ngày nay.

Tuy khái niệm điện toán quang học vẫn còn khá mới nhưng các nhà nghiên cứu trên cho biết đã triển khai được chúng trong thực tế. Khả năng truyền dữ liệu quang tử được thực hiện trên một con chip đơn tích hợp nhiều thiết bị điện tử truyền thống, nên về lý thuyết nó có thể giao tiếp với những thành phần điện tử tiêu chuẩn khác và có thể tích hợp vào quy trình sản xuất hiện tại.

"Đó là con chip đầu tiên sử dụng ánh sáng để giao tiếp với thế giới bên ngoài. Ở thời điện hiện tại, không có bất cứ con chip nào được tích hợp khả năng này", Vladimir Stojanovic, giáo sư tại đại học California, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu trên cho biết.

Ưu điểm lớn nhất của điện toán dựa trên ánh sáng chính là tốc độ. Nó có thể truyền dữ liệu nhanh hơn nhiều trong một không gian định sẵn. Một con chip mới có thể đạt tốc độ truyền dữ liệu 300 Gbps trên mỗi milimet vuông, gấp 10 -50 lần so với các loại vi xử lý điện tử thông thường. Ngoài ra, các vi xử lý ánh sáng cũng tiêu thụ ít năng lượng hơn, và có thể truyền dữ liệu ở khoảng cách xa hơn mà không tiêu tốn thêm năng lượng.

Hiện tại, mẫu vi xử lý trong phòng thí nghiệm vẫn chưa hoàn chỉnh và mạnh thực sự vì chỉ có duy nhất 2 lõi chip. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hy vọng rằng đây sẽ là tiền đề để tạo ra các con chip có tốc độ tính toán nhanh hơn nhiều.

Nguyễn Minh (theo PCW)