TV LED độ sáng cao có thể gây hại

Trong bài viết trên tạp chí CNET danh tiếng, một độc giả đã than phiền rằng, anh rất đau mắt mỗi khi xem TV LCD LED, đặc biệt là vào ban đêm.

{keywords}
Xem TV có độ sáng quá cao sẽ khiến mắt bị tổn thương.

Giải thích cho vấn đề này, CNET cho rằng đèn nền LED có độ sáng quá cao chính là nguyên nhân gây ra đau mắt cho vị độc giả kia. Đặc biệt, nếu xem những cảnh phim tươi sáng vào ban đêm, độ sáng quá cao của đèn nền LED khiến cho người xem giống như đang nhìn trực tiếp vào bóng đèn.

Đồng tử của mắt người dùng co giãn dựa theo cường độ ánh sáng của môi trường. Khi xem phim trong môi trường tối hoặc không quá sáng như ở trong nhà, đồng tử sẽ co giãn dựa theo cường độ ánh sáng vừa phải đó. Lúc này, nếu đặt một chiếc TV LED có độ sáng cao hơn môi trường ánh sáng trong nhà, mắt của người dùng sẽ có cảm giác bị chói và có thể tổn thương nếu xem trong thời gian dài.

Hơn nữa, nhiều TV LCD hiện nay còn được trang bị thêm đèn nền LED xanh kết hợp với lớp Quantum Dot để tăng độ sáng. Tuy nhiên, ánh sáng xanh từ đèn nền LED là nguyên nhân gây ra những bệnh về mắt, và được nhiều tổ chức y tế trên thế giới khuyến cáo phòng tránh.

{keywords}
Ánh sáng LED xanh có thể phá huỷ tế bào cảm quang của mắt.

TV LED độ sáng hàng ngàn nits (đơn vị đo độ sáng) thường được dùng cho nhu cầu xem ngoài trời, do cường độ ánh sáng ở ngoài trời cao hơn rất nhiều so với cường độ ánh sáng trong nhà.

Theo khuyến nghị từ tạp chí công nghệ Lifewire của Mỹ, nếu sử dụng trong nhà, TV chỉ cần có độ sáng từ 500 - 700 nit là quá đủ để thể hiện mọi nội dung, từ Full HD cho đến 4K HDR.  Thực tế cũng chứng minh rằng, nhiều TV OLED ra đời cách đây vài năm với độ sáng vừa phải, vẫn có chất lượng hình ảnh tốt hơn nhiều so với những chiếc TV LED được quảng cáo là có độ sáng hàng ngàn nit hiện nay.

Chọn mua TV không có đèn nền

Hiện nay chỉ có 2 loại TV để bạn lựa chọn, TV LCD sử dụng đèn nền LED hoặc TV OLED không sử dụng đèn nền. Trong đó, tấm nền TV OLED đều được sản xuất bởi LG và là thế hệ công nghệ mới nhất dành cho TV hiện nay.

{keywords}
TV OLED không sử dụng đèn nền và thân thiện với sức khoẻ người dùng.

TV OLED không sử dụng đèn nền và các điểm ảnh làm bằng vật liệu bán dẫn hữu cơ có khả năng tự phát sáng. Ngoài ra, khi cần tạo ra màu đen, điểm ảnh trên TV OLED chỉ việc tắt hẳn thay vì mờ đi giống như TV LED. Kết quả TV OLED tạo ra được màu đen tuyệt đối và độ tương phản vô tận.

Ngoài ra, khi điều chỉnh độ sáng của TV, màu đen của TV OLED vẫn không đổi, còn màu đen của TV LED sẽ thay đổi theo độ sáng. Cụ thể nếu điều chỉnh độ sáng lên cao, màu đen của TV LED sẽ bị nhạt, còn nếu điều chỉnh độ sáng xuống thấp, màu đen sẽ đậm hơn nhưng lại mất chi tiết.

{keywords}
Phòng thí nghiệm tạp chí CNET thường cho điểm 10 tuyệt đối cho chất lượng hình ảnh của TV OLED.

Theo lời khuyên của các tạp chí công nghệ lớn như CNET, Lifewire, Rtings... khi lựa chọn TV có chất lượng hình ảnh tốt, người dùng không cần quan tâm đến độ sáng, mà tập trung vào các tiêu chí khác, quan trọng hơn. Trong đó, cần chú ý nhất vẫn là độ tương phản, màu đen, độ chính xác màu sắc và nên chọn TV không có đèn nền để chất lượng hình ảnh được hoàn hảo nhất.

Hiện nay, TV OLED vẫn là lựa chọn hoàn hảo nhất cho tất cả các tiêu chí liên quan đến chất lượng hình ảnh. Các bảng xếp hạng TV tốt nhất thế giới như CNET, Rtings, Digital Trends... đều được thống trị bởi TV OLED của LG.

PV