{keywords}
Mới đây nhất, khoảng 100 nhà đầu tư đã kéo đến trụ sở của Tập đoàn Evergrande tại Thâm Quyến, Trung Quốc. Họ tỏ thái độ bất mãn và yêu cầu tập đoàn hoàn trả các khoản vay và sản phẩm quản lý tài sản. Khoảng giữa trưa, hơn 60 nhân viên an ninh mặc đồng phục đã phải tạo thành bức tường chắn trước lối vào của toà tháp là trụ sở tập đoàn. Những nhà đầu tư này đã hét thẳng vào mặt đại diện công ty (Ảnh: CNN)
{keywords}
"Một công ty lớn như của anh, bao nhiêu tiền đã lừa từ những người bình thường", một người phụ nữ nói với Du Liang - Tổng giám đốc và đại diện pháp của bộ phận quản lý của Tập đoàn Evergrande. Một người tên Wang có mặt ở tập đoàn này cho biết, anh đã từng làm việc cho Evergrande và đầu tư 100.000 nhân dân tệ (352 triệu đồng) vào đây, còn người thân của anh đầu tư tới 1 triệu tệ (3,5 tỷ đồng). Phía tập đoàn cho biết phải trả nợ mất 2 năm, nhưng không có gì thật sự đảm bảo và người này lo Evergrande sẽ phá sản vào cuối năm nay (Ảnh: Yahoo Finance)
{keywords}
Evergrande cho biết, những đồn đoán chuyện tập đoàn này phá sản hay tái cơ cấu là "hoàn toàn không đúng sự thật". Tuy nhiên, tập đoàn tuyên bố đang phải đối mặt "những khó khăn chưa từng có", song sẽ làm mọi cách để hoạt động trở lại và bảo vệ quyền, lợi ích của khách hàng (Ảnh: Reuters)
{keywords}
Nhiều người đầu tư tiền vào tập đoàn này đã hô vang "Evergrande trả lại tiền cho chúng tôi". Họ còn cố gắng vượt qua hàng rào an ninh để chặn lối vào thang máy nhưng bất thành (Ảnh: The New York Times).
{keywords}
Evergrande được thành lập năm 1996 bởi sự điều hành của ông Hui Ka Yan - người hiện nay là chủ tịch và cũng là tỷ phú. Tập đoàn phát triển trong 10 năm qua và trở thành nhà phát triển bất động sản lớn thứ 2 Trung Quốc. Năm 2009, công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn Hong Kong, tăng quy mô tài sản lên 355 tỷ USD (Ảnh: Reuters)
{keywords}
Điều đáng chú ý đằng sau "bom nợ" của Evergrande đó là các khoản vay đóng gói thành các sản phẩm quản lý tài sản (WMP). Người cho vay đã bị tập đoàn này hứa hẹn với lợi suất đến 12%, thậm chí họ được câu kéo bằng các món quà như túi Gucci đắt tiền. Tuy nhiên, giờ đây, nhiều người như ngồi trên lửa vì họ lo sẽ không thể nhận lại được số tiền đã đầu tư cho tập đoàn này (Ảnh: NYtimes)
{keywords}
Số lượng người mua sản phẩm quản lý tài sản này lên đến 80.000 không chỉ bao gồm các chủ sở hữu bất động sản do công ty này bán mà còn có nhân viên, gia đình, bạn bè của họ với tổng tiền hơn 100 tỷ nhân dân tệ trong 5 năm qua. Đây là kiểu cho vay được ra mắt vào năm 2016 để dùng vốn tài trợ cho các dự án bất động sản của tập đoàn (Ảnh: Al Jazeera)
{keywords}
Theo Reuters, nỗi lo với Evergrande tăng lên sau khi công ty thừa nhận hồi tháng 6 về việc không trả một số khoản nợ đúng hạn. Thậm chí, tới tháng 7, có tin tức cho biết một toà án ở Trung Quốc phong toả khoản tiền gửi ngân hàng 20 triệu USD của tập đoàn này theo yêu cầu của ngân hàng Guangfa (Ảnh: The Guardian)
{keywords}
Nguyên nhân của "bom nợ" chính là sự mở rộng nhanh chóng của Evergrande. Tập đoàn đi vay để mua đất, bán căn hộ nhanh chóng mặc dù tỷ suất lợi nhuận thấp. Bên cạnh đó, Reuters dẫn báo cáo ổn định tài chính năm 2018 của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nhấn mạnh các công ty gồm có cả Evergrande gây ra rủi ro hệ thống cho hệ thống tài chính của quốc gia (Ảnh: LaTimes)
{keywords}
Theo bức thư tập đoàn này gửi tới Chính phủ Trung Quốc hồi cuối năm 2020, báo cáo của công ty đưa ra cho thấy, khoản lãi phải của công ty lên đến 571,8 tỷ nhân dân tệ hồi cuối tháng 6, con số này đã giảm so với mức 716,5 tỷ nhân dân tệ hồi cuối năm 2020 sau nỗ lực cố gắng trả nợ (Ảnh: Weforum)

Cẩm Linh  (Theo Reuters, Aljazeera, The Guardian) 

Liều ôm trái phiếu doanh nghiệp bất động sản lãi suất cao nguy cơ sụt hố

Liều ôm trái phiếu doanh nghiệp bất động sản lãi suất cao nguy cơ sụt hố

Bộ Xây dựng dẫn thông tin khuyến cáo nhà đầu tư không mua trái phiếu doanh nghiệp chỉ vì lãi suất cao bởi rủi ro cho nhà đầu tư cũng sẽ tiềm ẩn lớn khi thị trường bất động sản có biến động tiêu cực.