Như đã đưa tin, ngày 2/11, Luật sư Nguyễn Hồng Thái - Giám đốc Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp (người đại diện hợp pháp cho Ban quản trị tòa nhà chung cư D11- Cầu Giấy) đã chính thức đệ đơn lên Tòa án Nhân dân quận Hoàn Kiếm để khởi kiện Hanco3. Lý do khởi kiện chính là việc Ban quản trị yêu cầu chủ đầu tư Hanco3 bàn giao quỹ bảo trì khu nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ D11.

Đây được coi là sự việc đầu tiên cư dân sinh sống tại chung cư Hà Nội khởi kiện chủ đầu tư yêu cầu trao trả quỹ bảo trì chung cư.

{keywords}

{keywords}

Đơn khởi kiện của Ban quản trị toà nhà

Được biết chung cư D11 được mở bán từ năm 2005 đến 2009 và được đưa vào sử dụng từ đầu năm 2011. Trong đó, 60% căn hộ được bán sau năm 2006 và trong hợp đồng không thỏa thuận về kinh phí bảo trì. Như vậy, đối chiếu với các quy định của pháp luật và thực tế bán căn hộ tại dự án D11 thì Hanco3 có trách nhiệm phải nộp phí bảo trì tương ứng với số tiền 2% số tiền bán căn hộ, tương đương 5 tỉ đồng. Nhưng đến thời điểm hiện tại Ban quản trị toà nhà vẫn chưa nhận được 1 đồng nào từ chủ đầu tư.

Thực tế, năm 2010 quỹ bảo trì nhà chung cư D11 đã được xác lập theo cam kết của Hội đồng quản trị Hanco3 và được thể hiện tại Công văn số 308/CT-XNQLN ngày 4/5/2010 với công văn số 154A/XNQLN ngày 30/5/2013 với số tiền cụ thể là 3.247.135.673 VNĐ. Số tiền trên đã được chuyển vào tài khoản số 030.000.13633656 tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SEABANK) đứng tên đồng chủ tài khoản là ông Nguyễn Đức Hoè - Trưởng ban quản trị nhà chung cư D11 (nay là ông Nguyễn Thạch Toàn) và Hanco3. Tuy nhiên, hiện nay số tiền vẫn chưa được Hanco3 bàn giao cho Ban quản trị, mặc dù đã nhiều lần yêu cầu. Tài khoản thì hiện đã bị phong toả tại ngân hàng theo yêu cầu của Hanco3.

Luật sư Thái cho hay, ông đã hơn 10 lần gửi công văn và giấy mời tới Hanco3 nhưng không hề được trả lời. Đồng thời gửi 1 công văn lên Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội– HANDICO và được Tổng công ty gửi văn bản trả lời vào ngày 5/10/2015. Trong đó đề nghị Hanco3 chủ động giải quyết tranh chấp quỹ bảo trì Khu nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ D11 Khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội theo thẩm quyền và quy định của pháp luật. Nhưng đến nay vẫn chưa có 1 động tĩnh gì từ phía chủ đầu tư.

Điều đáng nói, trong thời gian đó luật sư Phạm Hồng Thái còn gửi công văn lên Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy nhưng vẫn chưa được đại diện cơ quan này trả lời.

Không chỉ có vậy, Ban quản trị toà nhà thay mặt 121 hộ dân đang sinh sống tại đây đã gửi 2 bức tâm thư cho bà Nguyễn Thị Nga- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG (Hanco3 thuộc Tập đoàn này) nhưng vẫn không có hồi âm.

Hàng loạt những hỏng hóc, những vị trí xuống cấp của chung cư đến nay đều do toàn bộ 121 hộ dân đóng góp để sửa chữa, cải tạo.

{keywords}

{keywords}

Cách đây không lâu người dân đã phải tự đóng tiền để sửa chữa đá ốp tường bị bong tróc

{keywords}

Số tiền sửa chữa thang máy lên đến 80 triệu đồng cũng do người dân đóng góp.

{keywords}

Theo đại diện Ban quản trị toà nhà, hệ thống camera toà nhà vừa rồi đã được thay mới hoàn toàn với số tiền lên đến 150 triệu đồng do những camera cũ đã hỏng nghiêm trọng.

 {keywords}

Gần đây nhất, những tấm kính mái vòm ngoài trời bất ngờ rơi xuống trong sự hoảng hốt của cư dân nơi đây.

Không hiểu, Ban quản trị và 121 hộ dân sẽ phải đệ đơn lên tận cấp chính quyền nào mới có thể đem lại sự công bằng cho những cư dân tại đây. Khi mà quyền lợi của họ, lợi ích của họ đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Minh Cường