Nội dung cần có trong hợp đồng đặt cọc 

Căn cứ Điều 328 và Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng đặt cọc là một loại hợp đồng cụ thể của hợp đồng dân sự, trong đó các bên thỏa thuận xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ khi đặt cọc.

Đây là hợp đồng dân sự nên bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc có quyền thỏa thuận các nội dung của hợp đồng với điều kiện nội dung đó không trái luật, đạo đức xã hội. Thông thường hợp đồng đặt cọc gồm các nội dung như sau:

- Đối tượng của hợp đồng (thông tin về quyền sử dụng đất, nhà ở);

- Thời hạn đặt cọc;

- Giá chuyển nhượng (mặc dù chưa ký hợp đồng chuyển nhượng nhưng các bên thường thỏa thuận giá chuyển nhượng nhà đất để tránh biến động);

- Mức đặt cọc;

- Quyền, nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc và bên đặt cọc;

- Phương thức giải quyết khi các bên có tranh chấp;

- Cam kết của các bên (cam kết về tình trạng pháp lý của nhà đất như đất có giấy chứng nhận, không thế chấp, còn thời hạn sử dụng,…);

- Điều khoản thi hành.

Hợp đồng đặt cọc không bắt buộc công chứng

Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Đất đai năm 2013, Luật Công chứng 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành không có điều khoản nào quy định hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực mà chỉ quy định công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Tuy nhiên, để tránh tranh chấp hoặc các rủi ro khác thì các bên nên công chứng hoặc chứng thực hoặc có người làm chứng.

Theo Lao động

4 khoản tiền cần nộp khi chuyển mục đích sử dụng đất năm 2021

4 khoản tiền cần nộp khi chuyển mục đích sử dụng đất năm 2021

Trong 4 khoản tiền phải nộp, tiền sử dụng đất là lớn nhất và cách tính phức tạp nhất.