-Trận mưa lớn kéo dài gần 60 phút lúc 6h sáng ngày 13/7 khiến không ít khu đô thị mới chìm trong biển nước. Tại khu đô thị mới nằm bên trục đường Lê Trọng Tấn, thuộc huyện Hoài Đức và quận Hà Đông, Hà Nội đến gần 10 giờ sau mưa, cả đô thị vẫn ngập trong nước. Người dân sống tại các khu đô thị này cũng lâm vào cảnh “dở khóc dở cười”.

Cơn mưa lớn rạng sáng ngày 13/7, đã khiến cho nhiều đoạn đường ở Hà Nội ngập nặng. Đặc biệt, tại nút giao Thiên Đường Bảo Sơn với Đại lộ Thăng Long xảy ra tình trạng ngập úng nghiêm trọng. Mưa lớn cũng làm cho nhiều khu dân cư, nhà liền kề tại các khu đô thị như Thiên Đường Bảo Sơn, Geleximco, An Khánh, Vinaconex 3… ngập sâu trong nước từ 40 đến 50cm. Riêng các khu biệt thự nằm ven đại lộ Thăng Long đoạn qua khu đô thị An Khánh, Thiên Đường Bảo Sơn…, nước ngập bánh xe máy và tràn cả vào hầm để ô tô.

{keywords}


{keywords}

Những dãy biệt thự triệu đô trên đường Lê Trọng Tấn thuộc khu đô thị Geleximco ngập chìm trong nước sau cơn mưa ngày 13/7 (ảnh Hà Trang).

Ghi nhận tại khu đô thị Geleximco-Lê Trọng Tấn của chủ đầu tư Công ty CP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco), biển nước vây kín những ngôi nhà có đoạn ngập sâu đến gần 60m. “Năm trước cũng đã xảy ra tình trạng khu đô thị chìm trong biển nước, nước ngập kín cả tầng hầm. Nhiều gia đình phải mua sẵn máy bơm để hút nước ở tầng hầm sau khi mưa to. Đây là trận lụt đầu tiên của năm 2017, nhà tôi nước lại ngập kín tầng hầm. Ở đây có hộ dùng bao cát và căng bạt che chắn làm đập ngăn nước không tràn vào nhà. Bây giờ mỗi lần thấy mưa chúng tôi lại lo ngập” – một chủ nhà trong khu đô thị cho biết.

{keywords}


{keywords}

Trước đó, khu đô thị Geleximco cũng bị chìm trong biển nước. Sau nhiều giờ nước vẫn ngập kín trong các tầng hầm.

Cơn mưa sáng sớm hôm qua cũng khiến cho nhiều khu vực trong khu đô thị Văn Phú ngập sâu. Từng được quảng cáo với phong cách chuẩn châu Âu mỗi khi mưa lớn người dân sống tại khu đô thị cũng chỉ biết thở dài với tình trạng ngập lụt. Một cư dân sống tại chung cư Victoria Văn Phú cho biết, mỗi lần mưa to người dân phải vật lộn dò đường đi lại. Không chỉ trong khu đô thị. Đường vào quanh khu đô thị ở đây cũng trong tình trạng ngập sâu. Nhiều cư dân ở đây vẫn nói với nhau Văn Phú cứ mưa to là dân rẽ sóng ra khơi. Ở một khu đô thị mới mà cứ mưa to lại lo ngập thì tôi thật không hiểu tiêu chuẩn cho một khu đô thị mới là như nào?”

{keywords}

Năm trước cũng đã xảy ra tình trạng khu đô thị chìm trong biển nước, nước ngập kín cả tầng hầm. Nhiều gia đình phải mua sẵn máy bơm để hút nước ở tầng hầm sau khi mưa to.

{keywords}

Sống trong khu đô thị mới, ở biệt thự triệu đô nhưng cứ mưa lo lại lo ngập.

Trước tình trạng ngập lụt xảy ra ở nhiều khu vực trên địa bàn Hà Nội như hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, quy hoạch đô thị Hà Nội đang có vấn đề khi hàng loạt cao ốc đua nhau mọc lên trong khi hệ thống thoát nước không theo kịp.

{keywords}

Từng được quảng cáo với phong cách chuẩn châu Âu, khu đô thị Văn Phú cũng chìm trong nước sau cơn mưa hôm qua.

Ông Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng Việc ngập xảy ra tại nhiều khu đô thị mới là một điều đáng buồn. Theo ông Liêm nguyên nhân là do các nhà đầu tư, quản lý đô thị mới không tuân thủ về nguyên tắc chuẩn cốt nền chung. Các dự án, khu đô thị cứ đua nhau mọc lên trong khi đó mỗi nơi lại áp dụng một kiểu cốt nền nơi cao nơi thấp dẫn đến việc khó khăn trong tiêu thoát nước.

{keywords}

Đường vào quanh khu đô thị ở đây cũng trong tình trạng ngập sâu.

{keywords}

“Ở một khu đô thị mới mà cứ mưa to lại lo ngập thì tôi thật không hiểu tiêu chuẩn cho một khu đô thị mới là như nào?” - cư dân sống tại chung cư Victoria Văn Phú cho biết.

Trao đổi về vấn đề này, KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, đây không phải là lần đầu xảy ra mà sẽ còn ngập lụt nhiều. Theo KTS Tùng nguyên tắc khu đô thị đều phải có khu xử lý nước thải trước khi đấu nối với hệ thống chung của thành phố. Chẳng hạn, nếu thấp thì phải có hệ thống bơm áp đẩy, chuyển nước lên. Nhưng ở đây các chủ đầu tư khi làm đô thị chỉ chăm chăm lo xây nhà, chia lô để bán. Thậm chí, ăn bớt mà không ai giám sát cả, cho nên hệ thống đấu nối của các chủ khu đô thị này nối thẳng vào đường ống, bất kể khả năng đường ống đó chịu được bao nhiêu.

Theo vị chuyên gia quy hoạch này, hiện nay trong quy hoạch đô thị đã quy định, khi xây dựng đô thị ít nhất phải để lại 20% diện tích để làm hồ điều hòa, đường đi lại và công viên cây xanh. Nhưng mà chẳng có khu đô thị nào có hồ cả, thậm chí khu vực hồ cũng lấp đi, chuyển đổi công năng sử dụng thành nhà để bán. Đó là một hiện trạng bất cập của việc quản lý quy hoạch rất kém.

Hồng Khanh

Hàng trăm nhà dân biến dạng vì “siêu dự án” chống ngập

Hàng trăm nhà dân biến dạng vì “siêu dự án” chống ngập

Kể từ khi công trình cống chống ngập tại khu vực bến Phú Định (quận 8, TP.HCM) bắt đầu thi công, hàng trăm nhà dân lân cận xuất hiện tình trạng sụt lún, nứt nẻ. 

Khu dân cư ngập giữa trời... nắng!

Khu dân cư ngập giữa trời... nắng!

Dù trời đang nắng nhưng con đường An Dương Vương vẫn bị nước ngập như một dòng sông, nước đen ngòm và bốc mùi hôi thối đã hành hạ người dân nơi đây gần chục năm qua.

Mưa vượt ‘tầm nhìn’, chống ngập ra sao?

Mưa vượt ‘tầm nhìn’, chống ngập ra sao?

Nguồn vốn chống ngập đang dồn cho dự án ngăn triều.