1. Về y tế:

Điều 4 Quyết định 14/2012/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 139/2002/QĐ-TTg về khám chữa bệnh cho người nghèo quy định các chính sách khám, chữa bệnh như sau:

"Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức, quản lý và sử dụng Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo theo quy định sau:

1. Hỗ trợ tiền ăn cho các đối với người nghèo, người dân các xã khó khăn khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên với mức tối thiểu 3% mức lương tối thiểu chung/người bệnh/ngày.

{keywords}
Ảnh minh họa

2. Hỗ trợ tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển bệnh viện cho các đối tượng thuộc khoản 1 và 2 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg (người nghèo theo chuẩn quy định của Nhà nước, người dân ở các xã khó khăn) khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên, các trường hợp cấp cứu, tử vong hoặc bệnh quá nặng và người nhà có nguyện vọng đưa về nhà nhưng không được bảo hiểm y tế hỗ trợ.

3. Hỗ trợ một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế mà các đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg phải đồng chi trả theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn Luật đối với phần người bệnh phải đồng chi trả từ 100.000 đồng trở lên.

4. Hỗ trợ thanh toán một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với phần người bệnh phải chi trả cho cơ sở y tế của Nhà nước từ 1 triệu đồng trở lên cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp không có bảo hiểm y tế;

5. Trường hợp người bệnh tự lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trái tuyến, vượt tuyến) hoặc khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu thì thực hiện việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định hiện hành”.

2. Trợ giúp pháp lý:

Người nghèo được trợ giúp pháp lý miễn phí.

3. Hỗ trợ về nhà ở

Theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở:

- Đối tượng được hỗ trợ phải là hộ nghèo, thu nhập bình quân dưới 200.000 đồng/người/tháng; đang thường trú và có trong danh sách hộ nghèo tại địa phương; đã có đất nhưng chưa có nhà ở hoặc nhà quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở  đang cư trú tại khu vực không phải là đô thị trên phạm vi cả nước.

- Thứ tự ưu tiên được dành cho các gia đình có công với cách mạng; hộ đồng bào dân tộc thiểu số; hộ nghèo có khó khăn về nhà ở thuộc 62 huyện nghèo; hộ ở vùng thường xuyên xẩy ra thiên tai như sạt lở bờ sông, ven biển, sạt lở đất, vùng dễ xẩy ra lũ quét; hộ có hoàn cảnh khó khăn, già cả neo đơn.

4. Hỗ trợ tín dụng – Vốn vay cho người nghèo phát triển sản xuất

Theo Quyết định số 2621/QĐ – TTg Hộ nghèo được hỗ trợ lãi suất vốn vay ưu đãi bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo để mua giống gia súc, gia cầm thủy sản hoặc phát triển ngành nghề. Mức vay được hỗ trợ tối đa là 10 triệu đồng/hộ. Thời gian hỗ trợ lãi suất là 3 năm.

Ngoài ra, các địa phương cũng có quy định cụ thể để hỗ trợ những hộ nghèo trong địa phương  nhằm  đảm bảo an sinh xã hội.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Chồng Việt kiều Mỹ mà lại kêu... nghèo

Chồng Việt kiều Mỹ mà lại kêu... nghèo

Tôi từng kết hôn với một người Việt Nam quốc tịch Mỹ. Chúng tôi đã đăng ký kết hôn và có một con chung. Cách đây 3 năm, khi tôi đang mang bầu thì anh ta ngoại tình.