Quyết định của Saudi Arabia dọn đường để liên minh Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Maroc World Cup 2030, sự kiện đánh dấu tròn một thế kỷ giải vô địch bóng đá thế giới tranh tài.

Gần đây, Maroc quyết định gia nhập vào liên minh với hai quốc gia bán đảo Iberia, và đó được xem là buốc ngoặt chính.

Saudi Arabia không đăng cai World Cup 2030

Đề xuất ban đầu của Saudi Arabia là liên kết với Hy Lạp và Ai Cập để tổ chức kỳ World Cup đầu tiên diễn ra ở 3 châu lục khác nhau (Á - Âu - Phi).

Trong thời gian qua, Saudi Arabia chiêu mộ rất nhiều ngôi sao như Cristiano Ronaldo, Karim Benzema hay N'Golo Kante, như một cách để quảng bá đất nước cũng như đóng vai trò đại sứ World Cup 2030.

Với việc Maroc đồng ý trở thành liên minh của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, phía Saudi Arabia đánh giá lại cơ hội của mình.

Saudi Arabia cho rằng Maroc bắt tay với hai quốc gia châu Âu sẽ chiếm phần lớn phiếu bầu của châu Phi. Điều đó khiến cho các đối thủ khác khó cạnh tranh.

Phía Saudi Arabia cũng từ bỏ ý định hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho Hy Lạp và Ai Cập.

Điều này đã được làm rõ bởi Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia, Faisal bin Farhan Al Saud, người trong đêm 22/6 để nói về việc từ bỏ với những người đồng cấp.

Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha - Maroc được xem là ứng viên sáng giá nhất đăng cai kỳ đại hội bóng đá 2030, vượt trội ứng viên khác là liên minh Uruguay - Argentina - Chile - Paraguay.

Vài tháng trước, chính phủ Saudi Arabia từng làm rõ việc sẵn sàng đăng cai World Cup nhờ kế hoạch "tạo cơ hội chất lượng và môi trường đầu tư hấp dẫn cho lĩnh vực thể thao nhằm đạt được nền kinh tế thể thao bền vững, nâng cao mức độ chuyên nghiệp và quản lý hành chính".

Faisal bin Farhan Al Saud, Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia

Một trong những bước đi quan trọng là hỗ trợ tài chính cho các CLB thể thao, bên cạnh nâng cao trình độ của các đội, phát triển cơ sở hạ tầng để cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho người hâm mộ.

Saudi Arabia cũng có tham vọng biến Saudi Pro League thành một trong 10 giải bóng đá hay nhất thế giới. Ronaldo (Al-Nassr); Benzema và Kante (Al-Ittihad) là những bước đi đầu tiên.

Trên thực tế, Mohamed bin Salman, thái tử kiêm thủ tướng của Saudi Arabia, đã công bố kế hoạch phát triển thể thao quốc gia, đặc biệt là bóng đá. 4 CLB lớn Al-Hilal, Al-Nassr, Al-Ittihad và Al-Ahli được quỹ đầu tư công mua lại 75% cổ phần.

Sau khi nghiên cứu chi tiết các khả năng thực tế, Saudi Arabia kết luận rằng họ không thể vượt qua ứng cử viên Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha - Maroc, vì hiểu rằng đối phương có những lợi thế lớn hơn.

Chủ nhà World Cup 2024 sẽ được biết vào năm 2024, sau cuộc bỏ phiếu của tất cả các liên đoàn thành viên FIFA (211).