{keywords}
 
Bỏ làm phần mềm vì người Việt hay “dùng chùa”

Nguyễn Đình Nam (SN 1981) là một doanh nhân công nghệ với tuổi đời khá trẻ. Có cha là giảng viên CNTT, từng sang Hà Lan để học về Khoa học máy tính, không khó hiểu khi anh bén duyên với lập trình từ khi còn rất nhỏ.

Cả quãng đời trai trẻ say mê với việc làm ra các sản phẩm phần mềm, thế nhưng cuộc đời của Nguyễn Đình Nam đã bất ngờ rẽ sang một hướng khác. Kể từ năm 2005, anh bắt đầu chuyển sang nghiên cứu các sản phẩm phần cứng.

Chia sẻ về điều này, anh cho biết, người dùng Việt Nam hay có tâm lý tìm cách bẻ khóa phần mềm chứ hiếm khi bỏ tiền ra mua. Có công ty rất lớn từng mời Nam đến trình bày sản phẩm, thế nhưng khi về, nhân viên công ty đó nói nhỏ để anh khỏi mất công, rằng lãnh đạo không có ý định mua mà chỉ muốn tìm hiểu để bé khóa dùng miễn phí. Đó cũng là lý do khiến suy nghĩ của chàng lập trình viên này thay đổi.

{keywords}
Doanh nhân Nguyễn Đình Nam (ngoài cùng bên trái) chia sẻ về các thành công của VP9 với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Trọng Đạt

Sau quãng thời gian đầu tương đối khó khăn, thành công đã đến với chàng trai 8X kể từ khi anh thành lập Công ty Cổ phần VP9.

Ở thời điểm khởi nghiệp, VP9 làm đầu thu truyền hình và các sản phẩm cho ngành truyền hình. Do tình hình kinh doanh không mấy thuận lợi, công ty đã chuyển hướng sang áp dụng công nghệ vào camera giám sát, từ đó khai thác tốt nhất lợi thế vốn có của mình. Đó cũng là lúc tên tuổi của Nguyễn Đình Nam bắt đầu được biết đến rộng rãi hơn nhờ khả năng “thổi hồn” vào những chiếc camera.

Hiện tại, VP9 đã phát triển thành công camera Internet chất lượng cao với khả năng truyền hình ảnh đi xa. Nhờ chất lượng vượt trội và giá thành cạnh tranh, năm 2015 - 2016, VP9 được chính phủ các nước Phần Lan, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản lựa chọn tài trợ để xúc tiến việc sử dụng thử nghiệm.

{keywords}
Các sản phẩm camera thông minh do công ty VP9 của Nguyễn Đình Nam phát triển. Ảnh: Trọng Đạt

Lý giải về tên gọi khá lạ của VP9, Nam cho biết, đó chỉ là sự tình cờ thay vì những cái tên trong dự tính. Vị doanh nhân trẻ này thừa nhận rằng, các yếu tố ngẫu nhiên có ảnh hưởng rất nhiều đến con đường xây dựng công ty.

Theo Nam, khi còn xây dựng sản phẩm, VP9 chưa để ý tới tiềm năng thị trường mà chỉ thấy công nghệ hợp là làm. Điều này chỉ thay đổi khi có những doanh nghiệp lớn muốn đầu tư vào VP9. Đến lúc này, Nguyễn Đình Nam và các cộng sự mới tìm hiểu và biết được quy mô của thị trường camera giám sát.

Người Việt không chỉ biết mà còn giỏi về Trí tuệ nhân tạo

Sản phẩm mới nhất do VP9 phát triển là camera tích hợp hệ điều hành Android. Đây là mẫu camera giám sát đầu tiên trên thế giới có thể cài được các ứng dụng được cung cấp trên Android. Điều này mở ra một bước tiến mới trong việc khai thác các thiết bị IoT, giúp biến camera thường thành camera thông minh và gán cho nó nhiều chức năng đặc biệt để khai thác tối đa công năng của chúng.

Các mẫu camera do VP9 phát triển còn có chức năng nhận dạng. AI của VP9 có khả năng phân biệt giữa các loại xe, biển số. Những ứng dụng dễ nhận thấy nhất của camera thông minh là giúp cải thiện an ninh xã hội. Bên cạnh đó, camera của VP9 còn có thể đóng góp vào việc giảm áp lực giao thông, hội họp trực tuyến, giáo dục từ xa,...

{keywords}{keywords}

Một vài mẫu camera giám sát tích hợp trí thông minh nhân tạo do VP9 phát triển. Ảnh: Trọng Đạt
{keywords}
Các dữ liệu thu được từ hệ thống camera AI của VP9 sẽ được tổng hợp và phân tích. Ở ảnh trên, hệ thống đã tiến hành kiểm đếm và phân loại số lượng ô tô, xe máy di chuyển tại một số ví trí trên địa bàn 2 tỉnh Huế và Bắc Giang theo từng khung giờ nhất định trong ngày. 
{keywords}
Hệ thống cũng có khả năng phân tích mật độ phương tiện tham gia giao thông và thể hiện dưới dạng biểu đồ để nhà quản lý biết đâu là những khung giờ cao điểm. 

So với camera bình thường, camera giám sát do VP9 sản xuất có sẵn ổ cứng. Khi được ghi lại, dữ liệu sẽ được lưu lên ổ cứng này, không cần phải đường truyền đi xa. Những chiếc camera này cũng được kết nối thông qua được Internet cáp quang để truyền dữ liệu về trung tâm xử lý.

VP9 cũng sản xuất các sản phẩm camera giám sát dành cho hộ gia đình. Sau khi lắp đặt, người dùng có thể tải ứng dụng Cam9 để theo dõi trực tiếp. Đối với các tổ chức, doanh nghiệp, tùy theo yêu cầu, VP9 tạo ra các ứng dụng riêng biệt để họ có thể theo dõi và xử lý các hoạt động của hệ thống camera giám sát.

Khi làm mới biết: “Cướp công nghệ, đòi lại quả chỉ là lời đồn”

Kể từ khi thành lập, VP9 đã đưa ra thị trường 50.000 sản phẩm camera giám sát. Về quy mô, hệ thống lớn nhất mà VP9 từng triển khai là khoảng 1.500 camera. Những chiếc camera này do đội ngũ kỹ sư của VP9 thiết kế, sau đó được sản xuất tại nhà máy M1 của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel).

Việc sản xuất tại nhà máy M1 nằm trong khuôn khổ hợp tác được ký kết giữa VP9 với tập đoàn Viettel. Kể về câu chuyện này, Nguyễn Đình Nam cho biết, quá trình đàm phán giữa 2 công ty rất phức tạp, kéo dài 3 tháng mới ký được hợp đồng. 

{keywords}
Camera này do đội ngũ kỹ sư của VP9 thiết kế, sau đó được sản xuất tại nhà máy M1 của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel). So với camera giám sát thông thường, những mẫu camera của VP9 có chất lượng thấu kính tốt hơn, từ đó giúp mang lại hình ảnh chân thực, rõ nét hơn. Ảnh: Trọng Đạt

Ban đầu, khó khăn lớn nhất trong mối quan hệ này là những lo ngại Viettel sẽ nắm được công nghệ rồi chiếm sản phẩm. Khi làm thật, anh Nam và những cộng sự của mình mới rõ đó chỉ là những lời đồn.

Với các sản phẩm phức tạp và khó, Viettel muốn hợp tác hơn là muốn tự làm. Thay vì việc làm ra sản phẩm, Viettel có thế mạnh khác và cần ưu tiên tập trung khai thác các thế mạnh đó. Theo vị doanh nhân trẻ này, các startup nghiên cứu và phát triển có thể coi Viettel là đối tác tuyệt vời.

Khó khăn lớn nhất mà một công ty công nghệ trẻ như VP9 phải đối mặt là vấn đề tuyển dụng. Nhân lực ngành phần mềm ở Việt Nam thường không có kiến thức tốt về sản phẩm phần cứng.

Anh Nam cho biết, đến thời điểm hiện tại, VP9 vẫn không sao tuyển được đúng người. Thay vì vậy, anh phải cố khai thác người có kinh nghiệm gần giống vào làm việc. Điều này khiến việc phát triển sản phẩm diễn ra vô cùng vất vả.

Khó khăn thứ hai là vốn, các nhà đầu tư thường nói cảm giác của họ là VP9 sẽ không thể cạnh tranh được, nên không muốn đầu tư. “Điều đó khiến chúng tôi càng quyết tâm muốn chứng tỏ rằng người Việt Nam cạnh tranh được về R&D với các nước phát triển”, Nam nói.

{keywords}
Dù từng được đánh giá là thiếu khả năng cạnh tranh, VP9 hiện đã phát triển vượt bậc và trở thành một trong những công ty tích hợp tốt nhất AI vào hệ thống camera giám sát. Ảnh: Trọng Đạt

Trước vấn nạn chảy máu chất xám bởi những lời mời gọi hấp dẫn, chiến lược giữ chân người giỏi của VP9 là có công việc hay để làm. Các thử thách công nghệ thì luôn luôn phức tạp và thú vị. VP9 tự nhận về mình sứ mạng củng cố sự an toàn, bình yên cho xã hội. Những người làm việc tại đây sẽ tác động đến xã hội nhiều hơn nhiều công việc khác trong ngành ICT.

Với nhiều doanh nghiệp công nghệ, các cơ quan nhà nước thường không phải là khách hàng chính bởi những rủi ro về chính sách, tiến độ giải ngân vốn, thời gian triển khai, tuy nhiên, VP9 lại đi ngược xu thế đó.

{keywords}
Trong hình, chiếc xe máy vượt đèn đỏ đã bị hệ thống camera AI nhận diện và ghi lại. 

Chia sẻ về câu chuyện này, Nam cho biết, UBND quận Đống Đa (Hà Nội) là khách hàng nhà nước đầu tiên của VP9. “Họ chủ động tiếp cận và đề nghị mua hàng và làm rất thực chất. Các lãnh đạo quận Đống Đa rất nhiệt tình, không nhận quà chứ đừng nói là đòi "lại quả". Điều này làm tôi hoàn toàn thay đổi quan niệm về khách hàng nhà nước”, Nam nói.

Theo Nguyễn Đình Nam, có tiền bối của anh từng tổng kết rằng, nếu khách hàng nhà nước chủ động tìm mua hàng, giao dịch sẽ khá giống khối tư nhân, còn nếu cố chủ động đẩy hàng vào khối nhà nước thì mới phát sinh nhiều vấn đề như mọi người vẫn biết.

Khát vọng trở thành Huawei, Erisson của Việt Nam

VP9 đang phát triển mạnh các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là nhúng công nghệ nhận dạng biển số, nhận dạng người vào trong camera.

Trong tương lai, hệ thống camera của VP9 sẽ được cập nhật thêm nhiều tính năng mới, trong đó có việc giải bài toán về giao thông, đếm số chỗ trống gửi xe... Với công nghệ nhận diện người, đó là các bài toán con liên quan đến việc chăm sóc khách hàng và giám sát tội phạm,...

Theo Nguyễn Đình Nam, chất lượng công nghệ của VP9 cao hơn tất cả các sản phẩm thương mại của nước ngoài mà anh đã từng thử. Công nghệ AI trên camera của VP9 đang được demo công khai và chưa có sản phẩm nào tốt hơn. Do vậy, vị doanh nhân trẻ này tin rằng, công nghệ AI mà VP9 đang sở hữu thuộc top đầu thế giới.

{keywords}
Công nghệ AI của VP9 giúp ghi lại thông tin về biển số và hành vi của tất cả các phương tiện tham gia lưu thông. Ảnh: Trọng Đạt

Nói về tương lai, Nguyễn Đình Nam vẽ ra viễn cảnh mọi bước chân của con người đều được quan sát bởi camera áp dụng trí tuệ nhân tạo. Camera nhận diện được danh tính, và có trí tuệ nhân tạo để giao tiếp với người đứng trước camera.

“Quan điểm của tôi là không gian riêng tư thì có lắp camera không là lựa chọn của cá nhân. Còn không gian công cộng đằng nào cũng không có sự riêng tư nên không có lý do gì để đòi hỏi”, Nam cho biết.

Theo vị doanh nhân trẻ này, tất cả các nước đều cho phép chụp ảnh bất cứ ai khi ở không gian công cộng, tự do đăng báo mà không cần được sự đồng ý. Ai muốn giảm việc bị theo dõi thì có quyền đeo khẩu trang và kính râm. Thực tế tại một số quốc gia, nhiều người đã xây dựng thói quen che dấu danh tính khi đến những nơi công cộng, đặc biệt là người nổi tiếng.

Khi được hỏi về tương lai, vị CEO của VP9 muốn công ty này phát triển lên, trở thành một nhà cung cấp công nghệ quy mô lớn như những Ericsson của Thụy Điển hay Huawei của Trung Quốc.

“Để VP9 lớn tới mức như tôi mơ ước sẽ cần nhiều may mắn. Tôi không thể tự chủ được may mắn, nhưng tôi tin rằng, lao động nhiều thì xác suất xảy ra may mắn sẽ ngày càng tăng”, Nguyễn Đình Nam cho biết.

Trọng Đạt