Tự do thương mại giữa các nước thành viên ASEAN sẽ kéo theo sự dịch chuyển của hàng trăm triệu lao động trong khu vực, bao gồm cả Việt Nam.

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 31 và các Hội nghị Cấp cao liên quan, sự kiện quan trọng nhất trong năm của ASEAN, đã khép lại sau 3 ngày nhóm họp với hàng loạt các hoạt động song phương và đa phương.

Bên cạnh việc thảo luận và đưa ra tuyên bố chung, hội nghị đã đánh giá việc ký kết Hiệp định về Bảo vệ và Xúc tiến các Quyền của Lao động di cư... nhằm xây dựng một Cộng đồng ASEAN ổn định, cởi mở và bao trùm, mang lại sự thịnh vượng cho người dân.

Cá cơ hội tạo ra dịch chuyển này có được kể từ khi, AEC được thành lập vào cuối năm 2015. AEC đã cho phép lao động có tay nghề di chuyển tự do trong khối, tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia và lao động tay nghề cao của ASEAN.

{keywords}
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các Trưởng đoàn chụp ảnh chung. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Theo ông Simon Matthews, CEO Tập đoàn cung cấp giải pháp nhân lực ManpowerGroup tại Thái Lan, Việt Nam và Trung Đông nhận dịnh: "Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho rằng, tham gia AEC có thể giúp tạo ra 14 triệu việc làm cho Việt Nam và ASEAN đến năm 2025.

Hiện ASEAN đang có 8 thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRAs) về nghề nghiệp nhằm thúc đẩy lao động dịch chuyển lớn hơn trong khu vực trong 8 lĩnh vực: kỹ thuật, điều dưỡng, kiến trúc, khảo sát, hành nghề y khoa, nha khoa; dịch vụ kế toán và du lịch.

Để tạo thuận lợi cho việc di chuyển, xuất khẩu lao động khi thời điểm đến, các quốc gia ASEAN cần phải nắm vững thỏa thuận công nhận lẫn nhau (Mutual Recognition Agreements).

Cho đến nay, các thỏa thuận này đã được ký kết cho các lĩnh vực nghề nghiệp gồm: người hành nghề y, nha khoa, y tá; dịch vụ kế toán, dịch vụ tư vấn; dịch vụ kiến trúc, dịch vụ đo đạc.

Theo các thỏa thuận này, các nước trong khối ASEAN sẽ công nhận kỹ năng, bằng cấp được đào tạo giữa các quốc gia cùng với những nới lỏng về visa, thời gian lưu trú cho người lao động.

Bên cạnh đó, người lao động cần chú ý tới khung tham chiếu trình độ ASEAN (ARQF) để nắm bắt các quy định chi tiết về kỹ năng tay nghề, bằng cấp ở từng quốc gia khi áp dụng cho các lao động ở nước khác trong khu vực để có sự chuẩn bị trước khi tham gia lao động ở các nước ASEAN.

{keywords}
Bà Hà Thị Minh Đức, Phó vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam)

Bà Hà Thị Minh Đức, Phó vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam) trong một hội thảo hồi giữa năm phân tích, Cộng đồng AEC cho phép dịch chuyển lao động có tay nghề, nhưng mỗi ngành nghề lại có những điều kiện riêng mà các nước phải thỏa thuận để công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn kỹ năng nghề, xây dựng khung đánh giá tiêu chuẩn thống nhất.

Tuy nhiên trong thực tế sau 3 năm kể từ khi AEC được thành lập, sự dịch chuyển này vẫn chưa thực sự sôi động.

Bởi, bên cạnh sự khác biệt về tiêu chuẩn tay nghề của lao động nước ngoài, việc dịch chuyển nội khối còn hạn chế, chưa thông suốt bởi các nước đã có những sự phòng vệ nhất định. Đó là các quy định về giấy phép lao động và quy định của từng quốc gia trong AEC. Tức là khi vượt qua được rào cản về kỹ năng (chung), người lao động còn phải vượt qua rào cản kỹ thuật của từng nước (riêng) cũng như còn phụ thuộc vào nhu cầu thị trường lao động ở nước đó.

Bên cạnh đó là việc khung trình độ quốc gia hiện nay trong khối ASEAN vẫn tồn tại khoảng cách. Chưa kể, việc dịch chuyển nội khối còn hạn chế, chưa thông suốt bởi các nước đã có những sự phòng vệ nhất định. Ngoài ra rào cản còn bởi các quy định về giấy phép lao động và quy định của từng quốc gia trong AEC. Tức là khi vượt qua được rào cản về kỹ năng chung, người lao động còn phải vượt qua rào cản kỹ thuật của riêng từng nước cũng như còn phụ thuộc vào nhu cầu thị trường lao động ở nước đó.

Xem ra, để dịch chuyển được trong ASEAN bản thân người lao động phải tự nâng mình lên và bản thân các chính phủ cũng phải tiếp tục cải cách để giảm bớt rào cản, hòa nhập với xu thế phát triển.

Diên Vỹ - Thúy Hồng