Quyết tâm chính trị và tiến bộ đàm phán RCEP rất có ý nghĩa, như một thông điệp khẳng định ASEAN và các đối tác không ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ, ủng hộ mở cửa thương mại trên cơ sở quan tâm đến lợi ích của các nước ở các trình độ phát triển khác nhau.

Ký kết Hiệp định này trong năm 2019?

Mặc dù chưa thể kết thúc đàm phán năm nay nhưng các Nhà Lãnh đạo đã thể hiện quyết tâm rất cao, kêu gọi các nước nâng cao ý chí chính trị, dung hòa lợi ích để hoàn thành đàm phán và đi đến ký kết Hiệp định này trong năm 2019.

{keywords}
Ngoại trưởng các nước ASEAN tham dự hội nghị toàn thể trong khuôn khổ ARF 2018 tại Singapore hôm 2/8. Ảnh: Reuters.

Tại hội nghị năm nay, các Bộ trưởng Kinh tế của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiếp tục cam kết tăng cường hội nhập thương mại thông qua quan hệ đối tác thương mại khu vực RCEP. Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, các nước tham dự hội nghị đều ủng hộ tự do hóa thương mại, chống chủ nghĩa đơn phương, vì vậy đã có nhiều nỗ lực trong đàm phán về Hiệp định RCEP.

Theo ông Dũng, quyết tâm chính trị và tiến bộ đàm phán RCEP rất có ý nghĩa, như một thông điệp khẳng định ASEAN và các đối tác không ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ, ủng hộ mở cửa thương mại trên cơ sở quan tâm đến lợi ích của các nước ở các trình độ phát triển khác nhau.

Đây cũng chính là quan điểm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ủng hộ chủ nghĩa đa phương, ủng hộ tự do hóa thương mại, tạo điều kiện cho thương mại phát triển, đồng thời cần quan tâm đến lợi ích chính đáng của các thành viên, trong đó các thành viên phát triển sau cần được hưởng một số ưu đãi để có thể hội nhập tốt với các thành viên phát triển hơn.

Những cơ hội bị bỏ lỡ

RCEP là thỏa thuận thương mại quy mô lớn, được thiết kế nhằm mở rộng và tăng cường các cam kết giữa 10 quốc gia ASEAN và 6 đối tác đối thoại, trong đó có Trung Quốc. RCEP sẽ mở rộng thị trường ASEAN từ 600 triệu người lên 3,5 tỷ người vì sẽ bao gồm cả 6 đối tác đối thoại của ASEAN, chiếm gần 1/2 dân số thế giới, tạo ra nền tảng thị trường hội nhập lớn.

RCEP hướng tới việc tối ưu hóa các quy định về nguồn gốc bằng cách sử dụng một cách tiếp cận đơn giản hóa về định nghĩa nguồn gốc sản phẩm. RCEP tập trung dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, tạo sự thông suốt và hài hòa của các quy định hải quan và làm cho các quy định này trở nên phù hợp hơn so với các thỏa thuận hiện nay.

{keywords}
Các Nhà Lãnh đạo tham dự Hội nghị Cấp cao lần thứ 2 các nước tham gia đàm phán Hiệp định RCEP, tại Singapore. Ảnh: Thống Nhất - TTXVN

Quá trình đàm phán RCEP đã được khởi động từ tháng 11/2012 tại Phnom Penh (Campuchia) và đặt mục tiêu hoàn tất trước khi hết năm 2015. Tuy nhiên, hạn chót này đã bị bỏ lỡ và các cuộc đàm phán tiếp tục được tăng cường.

Hồi năm ngoái, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) trù bịdưới sự chủ trì của Bộ trư, ởng Thương mại và Công nghiệp Philippines - Ramon Lopez, các nước đã nhấn mạnh việc đánh giá tổng thể tình hình đàm phán Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (Hiệp định RCEP) sau 20 phiên đàm phán chính thức.

Theo đó, các Bộ trưởng tập trung vào “tài liệu đánh giá tổng thể” những điểm chưa đạt được và những cơ hội bị bỏ lỡ trong đàm phán RCEP thời gian vừa qua. Nội dung này có ý nghĩa quan trọng trước khi các Nhà Lãnh đạo Cấp cao đưa ra công bố kết luận chính thức về việc kết thúc cơ bản Hiệp định RCEP tại Hội nghị Cấp cao lần này.

Do vậy, tài liệu đánh giá này đưa ra cái nhìn tổng quát về các biện pháp cũng như mục tiêu có thể hoàn thành trong năm nay, những vấn đề cần phải được thảo luận sâu hơn và các yêu cầu cần phải xem xét lại. Tuy nhiên cuối cùng đã không thể kết thúc được đàm phán.

Giờ đây, RCEP đang ngày càng trở nên quan trọng hơn sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP và gây ra sự lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ của Hoa Kỳ. Và các nước tham gia đàm phán mong muốn hoàn tất đàm phán về RCEP sớm nhất có thể. Tuy nhiên, các cuộc thương lượng vẫn gặp khó khăn do những bất đồng trong các vấn đề chủ chốt, như phạm vi áp thuế quan trong khuôn khổ thỏa thuận RCEP giữa Nhật Bản, nước đi đầu trong đàm phán TPP, và các cường quốc kinh tế mới nổi Trung Quốc và Ấn Độ là những nước không tham gia đàm phán TPP.

Lại thêm một hội nghị đã qua mà không đám phán được RCEP. Các nhà lãnh đạo lại quyết tâm chính trị sẽ hoàn thành đàm phán và đi đến ký kết Hiệp định này trong năm 2019.

Thu Thủy - Thúy Hồng