- Những sự thật và bối cảnh lịch sử từ vụ thảm sát Gạc Ma cần được trả lại tính chất của chúng. Nhưng mục đích không phải để tạo một tâm thế định kiến trong ứng xử cho các thế hệ tiếp theo.

Xem lại kỳ 1: Gạc Ma 1988: Công bằng là để cùng tiến bộ

Mời quý vị cùng xem lễ thả hoa đăng tôn vinh các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh xương máu bảo vệ Gạc Ma tại bãi biển Thiên Cầm tối 12/3/2018:

Những sự thật và bối cảnh lịch sử từ vụ thảm sát Gạc Ma cần được trả lại tính chất của chúng. Nhưng mục đích không phải để tạo một tâm thế định kiến trong ứng xử cho các thế hệ tiếp theo.

Điều có thể giúp Việt Nam đi tiếp mạnh mẽ và thực tế đã chứng minh đúng đắn là phương châm không quên quá khứ nhưng cố gắng tập trung thay đổi hiện tại và tương lai.

Bởi vậy vun đắp và củng cố những mối quan hệ hữu nghị là cần thiết. Như Nguyễn Trãi  đã đúc kết gần 600 năm trước về “hòa hiếu thực lòng”, về “chí nhân” và về “đại nghĩa”.

Vua Lê Thái Tổ cũng căn dặn hậu thế:

Biên phòng hảo vị trù phương lược

Xã tắc ưng tu kế cửu an

Dịch nghĩa:

Biên phòng cần có phương lược tốt

Xã tắc nên có kế lâu dài

Một tầm nhìn dài, chiến lược như giữ nước từ khi còn chưa nguy, giữ nước từ xa là phù hợp cho một đất nước với  các đặc điểm như Việt Nam. Một chính sách hòa bình, tự vệ nhưng đủ sức răn đe cần thiết.

Một chiến lược cho những giai đoạn kế tiếp có thể không giúp khỏa lấp nỗi đau riêng như Gạc Ma nhưng có thể giúp đem đến những điều lớn lao cho cả dân tộc.

Sự hy sinh ở Gạc Ma của các chiến sỹ không hề vô ích bởi các anh đã dâng hiến sự sống cho điều mà các anh tin là còn lớn hơn bản thân mình: sự sinh tồn và tiến bước của dân tộc Việt.

Không vô ích vì các thế hệ ngày nay đã chọn tâm thế rạch ròi: lịch sử và sự thật mãi mãi sẽ không đổi thay, chỉ có sáng tỏ hơn thêm mà thôi.

Thế hệ ngày nay cũng rạch ròi: Nhu cầu hòa bình, hợp tác phát triển cũng hết sức chính đáng, là rất cần thiết cho hiện tại và tương lai.

Bằng nhiều nỗ lực của cả hai phía, Trung Quốc hiện là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện của Việt Nam, một đối tác, một nước láng giềng, một nước lớn, một quốc gia chia sẻ nhiều lợi ích và giá trị chung mà Việt Nam đặc biệt coi trọng.

Ngày 5/3/2018, tại cảng Tiên Sa-Đà Nẵng, trong một cử chỉ chưa từng có, nước Việt Nam hòa bình, thống nhất cũng đón tàu sân bay Carl Vinson từ “cựu thù” Mỹ đến thúc đẩy giao lưu và hợp tác trong khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện, đồng thời đóng góp cho hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực.

Bất chấp sự nghi kỵ và đối địch ban đầu, ngày nay Việt Nam là một trong những thành viên tích cực, năng động, có nhiều đóng góp cho ASEAN và ngược lại.

Đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga cũng đang đáp ứng nhiều lợi ích song trùng và của mỗi bên, trên cơ sở sự tin cậy về chính trị và việc coi trọng mối quan hệ truyền thống.

Thật đáng tiếc, 30 năm sau, Biển Đông vẫn tiềm ẩn nhiều phức tạp, rủi ro, có thể dẫn đến xung đột bởi gốc rễ vấn đề chưa được giải quyết và có thể do cả những tính toán sai lầm.

Điều muốn nói ở đây là “người thầy” lịch sử sẽ chẳng giúp được gì cho hiện tại và tương lai nếu thiếu đi sự rạch ròi, công bằng và sòng phẳng với chính lịch sử. Có rạch ròi, công bằng và sòng phẳng sẽ có hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, những nền tảng căn bản cho mọi mối quan hệ bền vững, lâu dài.

Bởi vậy, 30 năm sau khúc bi tráng Gạc Ma, những dòng này như một một nén hương xin được thắp tiếp trước “vòng tròn bất tử” của 64 chiến sỹ đã ngã xuống trong ngày lịch sử định mệnh 14 tháng 3 năm 1988.

Thạch Hà

Video: Nhóm phóng viên thường trú của VietnamNet tại miền Trung

Gạc Ma 1988: Trường Sa, bài học lịch sử bằng máu

Gạc Ma 1988: Trường Sa, bài học lịch sử bằng máu

Sự kiện thảm sát Gạc Ma đã diễn ra 30 năm trước, nhưng bài học kinh nghiệm luôn cần được đặt ra mổ xẻ để bánh xe lịch sử không lặp lại.     

Gạc Ma 1988: Những cuộc chia tay, những ngày giam cầm

Gạc Ma 1988: Những cuộc chia tay, những ngày giam cầm

Trong sự kiện Gạc Ma 1988, còn biết bao câu chuyện về những hi sinh, mất mát của những người lính mà chúng ta không được phép lãng quên.

“Chúng ta không quên xương máu những người ngã xuống bảo vệ Gạc Ma”

“Chúng ta không quên xương máu những người ngã xuống bảo vệ Gạc Ma”

“Ngày 14/3/1988. Hải quân TQ đã thảm sát các chiến sĩ công binh Việt Nam. Chúng ta không quên công lao, xương máu của những người đã ngã xuống”.

Gạc Ma 1988

Gạc Ma 1988

Gần 30 năm sau cuộc tấn công của Trung Quốc vào Gạc Ma, đất nước vẫn chưa bao giờ nguôi yên trước những con sóng dữ luôn rập rình đe doạ chủ quyền biển đảo.

Gạc Ma, lợi ích quốc gia và sự thật lịch sử

Gạc Ma, lợi ích quốc gia và sự thật lịch sử

Một dân tộc có khí phách, không chỉ can trường trong chiến tranh mà còn dám nhìn thẳng vào sự thật, tôn trọng sự thật lịch sử. Đó cũng chính là cách tạo nên nội lực quốc gia

Gạc Ma 1988:  Trang sử bi tráng không được phép lãng quên

Gạc Ma 1988: Trang sử bi tráng không được phép lãng quên

Lãng quên sự kiện Gạc Ma 1988 là có tội với lịch sử, làm tủi vong linh những người đã ngã xuống.

Dã tâm của TQ và bài học xương máu Gạc Ma

Dã tâm của TQ và bài học xương máu Gạc Ma

Sáng 14/3/1988, trung úy Trần Văn Phương cùng các chiến sĩ đứng thành vòng tròn quanh lá cờ Tổ quốc giữa đảo Gạc Ma (Trường Sa). Tàu Trung Quốc tiến gần, những tên lính cầm AK ào lên đảo, nã đạn.

Ý đồ sâu xa của TQ sau 25 năm chiếm Gạc Ma

Ý đồ sâu xa của TQ sau 25 năm chiếm Gạc Ma

Các bước của TQ, từ Hải Nam, tới Hoàng Sa và Trường Sa, từ phối hợp quân sự-dân sự đều cho thấy họ đang tìm mọi cách tham vọng độc chiếm biển Đông.

Xây dựng đảo Gạc Ma: TQ đang mưu tính gì?

Xây dựng đảo Gạc Ma: TQ đang mưu tính gì?

 Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng – Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh khẳng định, hoạt động xây dựng đảo của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, là nhằm mục tiêu quân sự.

Con đường dẫn đến sự kiện đảo Gạc Ma

Con đường dẫn đến sự kiện đảo Gạc Ma

 So với trận hải chiến Hoàng Sa, thì trận cưỡng đoạt Trường Sa năm 1988 được chuẩn bị và toan tính kỹ hơn, Trung Quốc chọn đúng thời điểm tình hình Việt Nam đang gặp khó khăn.

Người viết những dòng tin đầu tiên về sự kiện Gạc Ma

Người viết những dòng tin đầu tiên về sự kiện Gạc Ma

Trong thời điểm đó, những bài viết của nhà báo Ngọc Đản là một trong rất ít những bài đưa thông tin đầu tiên về sự kiện Gạc Ma.

Gạc Ma 1988: Nỗi đau không bao giờ quên

Gạc Ma 1988: Nỗi đau không bao giờ quên

25 đã qua, kể từ khi những người con đất Việt nằm lại ở biển khơi trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền Trường Sa năm 1988.