Không ai có thể tưởng tượng được nền kinh tế lại có thể đối mặt với những rủi ro ập tới bắt nguồn từ đại dịch Covid 19.

Với độ mở quá cao, xuất nhập khẩu trên 200% GDP, ngay lập tức kinh tế Việt Nam tụt giảm mức tăng trưởng GDP của quý I ước đạt 3,82% - mức tăng trưởng theo quý thấp nhất trong 10 năm vừa qua. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) đạt mức tăng 5,8%- mức tăng thấp trong quý I trong nhiều năm trở lại đây (ngoại trừ năm 2017).

Một chỉ số rất đang lưu tâm đó là CPI bình quân quý I năm 2020 ước tăng 5,56% so với cùng kỳ năm 2019 là mức tăng cao nhất trong 05 năm gần đây CPI bình quân quý I tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Thu ngân sách nhà nước đến thời điểm 15/3/2020 ước tính đạt 311,3 nghìn tỷ đồng, bằng 20,6% dự toán năm. Chi ngân sách nhà nước đến thời điểm 15/3/2020 ước tính đạt 278,1 nghìn tỷ đồng, bằng 15,9% dự toán năm. Đến thời điểm hiện tại các gói giãn, hoàn nộp thuế, chi hỗ trợ người lao động mất việc chưa chi trả nên cán cân ngân sách quý I vẫn diễn biến tích cực.

Ngân hàng nhà nước đã cắt giảm mạnh lãi suất điều hành giảm hỗ trợ nền kinh tế trước tác động của dịch bệnh. Lãi suất tái cấp vốn giảm từ 6,0%/năm xuống 5,0%/năm. Lãi suất tái chiết khấu từ 4,0%/năm xuống 3,5%/năm…. Hệ thống ngân hàng đã giảm lãi suất huy động trong nền kinh tế từ 0,5-1%/năm ở các kỳ hạn, lãi suất cho vay mới các ngân hàng cam kết đưa ra gói 250 ngàn tỷ mức giảm lãi suất cho vay khoảng 2%/năm để hỗ trợ doanh nghiệp.

{keywords}
Thanh khoản cho nền kinh tế cần được đặc biệt quan tâm

Tỷ giá đã biến động hơn so với cùng kỳ năm ngoái, trong 03 tháng giao dịch, tỷ giá trung tâm giữ được đà tăng liên tục với tổng mức tăng là 0,35%, tương đương tăng 80 đồng so với cuối năm 2019.

Còn nhiều thách thức phía trước

Những chỉ số kinh tế vĩ mô trong quý I cho thấy, nền kinh tế ngày càng bộc lộ rõ những yếu huyệt vốn dĩ đã được dồn tích nhiều năm qua cho dù đã nỗ lực tái cấu trúc những chưa cải thiện là bao.

Kinh tế tăng trưởng phụ thuộc nhiều các doanh nghiệp FDI; DNNN mức độ cải thiện chậm, hơn 10 dự án thua lỗ lớn thuộc Bộ Công thương (trước đây) đa phần dẫm chân tại chỗ; chi ngân sách thường xuyên cao, chi cho phát triển giảm và giải ngân chậm, trong khi nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh, chi trả lãi vay của Chính phủ chiếm tỷ trọng lớn.

Khu vực ngân hàng cung ứng tới trên 70% vốn cho nền kinh tế, chưa kết thúc lộ trình tái cơ cấu theo đề án được phê duyệt tại quyết định 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ không may lại chịu tác động mạnh bởi đại dịch Covid 19.

Theo báo cáo của ngân hàng nhà nước dư nợ tín dụng dự kiến bị ảnh hưởng khoảng 2 triệu tỉ đồng, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với hoạt động ngân hàng.Trong đó, dư nợ bị ảnh hưởng tập trung chủ yếu ở một số ngành, như công nghiệp chế biến, chế tạo (60.000 tỉ đồng); bán buôn bán lẻ (43.000 tỉ đồng); nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (16.000 tỉ đồng). Riêng ở các hoạt động dịch vụ khác (sửa chữa các thiết bị, đồ dùng gia dụng, dịch vụ phục vụ tăng cường sức khỏe...), dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng khoảng 260.000 tỉ đồng, chiếm 3,1% tổng dư nợ…

Quý I/2020, có 34,9 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, bao gồm: 18,6 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 26%), 12,2 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể (giảm 20,6%), 4,1 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (tương đương với cùng kỳ năm trước), trong đó có gần 3,7 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, giảm 1,3%; 62 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng, tăng 21,6%.

Có thể thấy trong thời gian tới đây nền kinh tế tiếp tục đối mặt với những khó khăn thách thức gia tăng hơn nữa khi mà đại dịch Covid toàn cầu chưa được khống chế nhưng cũng có những cơ hội tốt cho nền kinh tế cải thiện sang trạng thái mới. Trực diện nhất là những vấn đề sau:

Tăng trưởng kinh tế suy giảm sâu hơn trong quý II, III, thậm chí cả năm có thể tăng trưởng rất thấp. WB dự báo Việt Nam tăng trưởng khoảng 2,7%; VERF đưa 3 kịch bán dự báo, trong đó kịch bản xấu nhất có thể tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ âm trong năm 2020.

Trong khi chính sách tài khóa và CSTT nỗ lực có gói kích cầu nền kinh tế thì chỉ số lạm phát bình quân lại gia tăng. Đây sẽ là thách thức đang quan ngại nhất cần thận trọng về liều lượng sử dụng gói tiền bơm mới từ tín dụng ngân hàng.

Đây là giai đoạn có cơ hội vàng để giảm mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay của nền kinh tế, có thể giảm sâu hơn từ 1,5 đến 2%/năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp ngưng trệ sản xuất, có thể đứt gãy dòng tiền nên khả năng tăng trưởng tín dụng sẽ ở mức thấp 1 con số.

Trong khi nợ xấu có nguy cơ tăng cao, vì việc cơ cấu lại nợ, ví dụ là 50% của 2 triệu tỷ đồng là nợ ngắn hạn thì cơ cấu lại tối đa cũng chỉ bằng kỳ hạn cho vay trước đây, nghĩa là cho vay 6 tháng chỉ cơ cấu thêm 6 tháng, 12 tháng thì cơ cấu được 12 tháng và đến hết thời hạn cơ cấu lại đương nhiên nợ sẽ nhảy nhóm nợ xấu.

Chỉ số thương mại toàn cầu suy giảm còn 95,5 điểm, cũng đồng nghĩa với xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ rất khó khăn, cán cân thương mại nhiều khả năng sẽ chuyển trạng thái, có thể từ xuất siêu sang nhập siêu. Lúc này, sẽ có tác động mạnh lên tỷ giá giữa VND với USD.

Càng về cuối năm số doanh nghiệp ngưng sản xuất, giải thể, phá sản sẽ tăng cao, nếu đại dịch Covid không được khống chế trên phạm vi toàn cầu ở khoảng tháng 5/2020. Bên cạnh đó kéo theo hàng ngàn lao động mất việc làm, nếu gói cứu trợ người lao động mất việc không được chi kịp thời thì nhiều tệ nạn xã hội sẽ nảy sinh.

Chú trọng 3 nhóm giải pháp

Đã có nhiều Viện nghiên cứu đưa ra các kịch bản, kiến nghị nhiều nhóm giải pháp toàn diện, nhưng ở góc nhìn từ tiền tệ, chúng tôi cho rằng 3 nhóm giải pháp sau đây là cực kỳ quan trọng để nền kinh tế có thể duy trì tình trạng tồn tại và có cơ bứt phá đi lên sau khủng hoảng.

Một là, thanh khoản, thanh khoản và thanh khoản cho mọi nhóm đối tượng trong nền kinh tế, từ doanh nghiệp, đến người dân đều cần tiền mặt đắp ứng cho nhu cầu chi tiêu trước mắt để duy trì sự tồn tại.

Vì vậy, các gói cứu trợ từ ngân sách hay gói tín dụng cho vay mới phải đẩy nhanh tiền độ giải ngân qua thanh toán không dùng tiền mặt đúng như chủ trương của chính phủ, vào tài khoản thanh toán, thẻ ATM, vào ví điện tử,..Đề nghị giảm tiện thủ tục đến mức tối đa, các thông tư hướng dẫn phải rất cụ thể về tiêu chí hỗ trợ, đăng ký ID qua mạng, các thủ tục nhận chính là tin xác nhận (miến phí)…

Hai là, đây là giai đoạn trì trệ của kinh tế, giá cả hàng hóa thế giới đang giảm sâu, nhất là giá dầu, vì thế lạm phát có thể trước mắt chưa có cơ gia tăng, nhưng nếu toa thuốc cứu trợ không cân bằng thì nguy cơ bùng phát trở lại khi kinh tế hoạt động trở lại.

Bài học xương máu của Việt Nam trong giai đoạn 2008-2011, sau các gói hỗ trợ lãi suất 1 tỷ USD & kích cầu từ chi tiêu công năm 2009… đưa lạm phát bùng lên 18,21% năm 2011 cũng như sau đó là hệ lụy của sự bất ổn kinh tế vĩ mô phải mất nhiều năm sau củng cố.

Do vậy, Chính phủ cần ưu tiên sử dụng các gói cứu trợ từ tài khóa, những khoản tiền đã thu từ nền kinh tế nay quay lại phục vụ chính nó sẽ ít làm gia tăng tiền trong lưu thông. Gói hỗ trợ từ CSTT nên được xem xét rất thận trọng trên cơ sở hấp thụ vốn từ nền kinh tế thực, tiền bơm ra phải tới đúng mục tiêu phục vụ sản xuất, kinh doanh để gia tăng hàng hóa cho nền kinh tế nhằm hạn chế tối đa sự bùng nổ của tài sản tài chính có thể gây nên lạm phát cao cho chu kỳ sau.

Ba là, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt việc rà soát về giải ngân đầu tư công. Nếu giải ngân chậm trễ thì kiên quyết cắt giảm, điều chuyển vốn sang dự án cấp bách ưu tiên hàng đầu về hạ tầng giao thông; hạ tầng cho phát triển kinh tế số; hạ tầng phát triển nông nghiệp thông minh như: các dự án tuyến đường cao tốc, dự án đường truyền thông băng rộng, phát triển mạng 5G, xây dựng cơ sở dữ liệu cho nền kinh tế số, dự án hạ tầng tưới tiêu thông minh nhằm chuẩn bị cho một sự thay đổi trạng thái mới về phát triển mạnh mẽ kinh tế số của Việt Nam.

Đây chính là thời điểm cần những quyết sách rất cụ thể có tính bước ngoặt lịch sử đối với Việt Nam hoặc là bứt phá đi lên hoặc là dẫm chân tại chỗ.

Phạm Xuân Hòe

Chính phủ và những chính sách quyết đoán chống đại dịch Covid–19

Chính phủ và những chính sách quyết đoán chống đại dịch Covid–19

 - Đồng thuận xã hội là một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một xã hội. Trong những giai đoạn lịch sử “nguy biến”, đồng thuận xã hội càng thể hiện vai trò sống còn của nó.