Hà Nội đã xác định chấn chỉnh, cải tạo, xây dựng Hồ Tây thành một điểm du lịch văn hóa tầm cỡ quốc tế thì ngoài việc dừng nuôi cá vừa quyết định sẽ còn thêm rất nhiều việc cần làm.

Mời quí vị cùng nghe bài hát Em ơi Hà Nội phố:  
 

Tôi rất thích bài hát “Em ơi Hà Nội phố” của nhạc sĩ Phú Quang phổ thơ Phan Vũ. Trong đó Hồ Tây là điểm nhấn của bài. Chiều Hồ Tây lao xao hoài con sóng, chợt hoàng hôn về từ bao giờ. Hình ảnh Hồ Tây vào buổi hoàng hôn thật đẹp và lãng mạn.

Hồ Tây luôn trong tâm trí những người Hà Nội như thể là một phần ký ức không thể tách rời.

Lại nhớ hơn 40 năm trước cũng một buổi chiều tà trong kỳ nghỉ phép trước khi vào chiến trường, tôi cùng cô bạn thân có một buổi bơi thuyền đầy ấn tượng. Chiếc thuyền đôi buổi chiều đó đã khiến suốt đời tôi không thể quên được những ảnh hình về một Hồ Tây rất riêng. Sương khói bảng lảng của chiều đông với mặt nước gợn sóng nhuộm ánh hoàng hôn. Và chim. Những con sâm cầm của cổ tích của thơ ca đậu trên sóng rất tài tình. Một Hồ Tây của riêng tôi đã vĩnh viễn hóa thạch trong tâm tưởng.

{keywords}
Một góc Hồ Tây. Ảnh: Mỹ Hòa

Có lẽ Hồ Tây là một thắng cảnh hiếm hoi không chỉ của Hà Nội. Hồ Tây có diện tích 527 ha là một thắng cảnh lịch sử tồn tại hàng ngàn năm qua nhiều vương triều. Quanh Hồ Tây hiện còn lại nhiều công trình mang dấu tích lịch sử và thời gian như đền chùa, miếu mạo. 

Với chu vi 18 km, Hồ Tây không chỉ đẹp mà còn là lá phổi xanh điều hòa không khí cho Hà Nội. Sau nhiều thời gian buông lỏng quản lý, thành phố đã cho làm một con đường bao quanh hồ chấm dứt sự xâm lấn lòng hồ. Đây cũng là con đường đẹp nhất nhì thành phố vừa có giá trị về giao thông vừa là nơi thụ hưởng của những người yêu thiên nhiên và thể thao.

Có một sự thật là Hồ Tây nhiều năm qua đã chịu sự tàn phá của chính con người. Chim sâm cầm không còn  trú đậu ở hồ. Trận cá chết lịch sử cuối tháng 9/2016 chính là đỉnh điểm của sự ô nhiễm đối với nước Hồ Tây. Với số lượng dân cư xung quanh Hồ Tây và mật độ dày đặc nhà hàng, khách sạn, cao ốc thậm chí là những nhà hàng nổi di động với sự xả thải tự nhiên thì sự ô nhiễm của Hồ Tây là không thể tránh khỏi. 

Thành phố đã cho đầu tư nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây với công suất 14.500 m3/ ngày đêm ở phường Nhật Tân và hệ thống thu gom nước thải với tổng đầu tư gần nghìn tỷ đồng chia làm 2 giai đoạn. Công trình từ 2010 và kết thúc giai đoạn 2 xây dựng hệ thống thu gom nước thải vào tháng 9/2016. 

Đáng nói là khi hệ thống xử lý nước thải hoàn thành ngay trước dịp cá chết thì có một nghịch lý là nhà máy xử lý nước thải lại không có nước thải để xử lý. Ở chính thời điểm đó công ty chủ quản hệ thống xử lý nước thải là Công ty CP xây dựng và đầu tư Phú Điền khẳng định chưa có bất cứ đơn vị nào có biên bản thỏa thuận đấu nối hệ thống nước thải để xử lý. 

{keywords}
Một khu dịch vụ trên Hồ Tây. Ảnh. Lê Anh Dũng

Cũng ở thời điểm cá chết theo Ban quản lý Hồ Tây ước tính mỗi ngày có chừng 4000 m3 nước thải của hơn 30 cống thải xả thẳng ra hồ. Con số này tôi nghĩ còn lớn hơn rất nhiều mới dẫn đến ô nhiễm nặng nề như vậy. Từ thời điểm đó đến nay chưa rõ việc đấu nối và xử lý nước thải thế nào nhưng sự thật là Hồ Tây vẫn ô nhiễm và chắc chắn rằng nguồn xả thải tự nhiên không qua xử lý vẫn còn tồn tại.

Một dạo nghe như chuyện hài hước là có dự án thay nước Hồ Tây. Không rõ thực hư ra sao nhưng rõ ràng với Hồ Tây điều cốt tử là phải giữ được nước không bị ô nhiễm. 

Thành phố đang có những động thái quyết liệt đối với việc bảo vệ Hồ Tây như cưỡng chế các du thuyền hoạt động trên lòng hồ. Tiến hành kiểm tra toàn diện hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh ở Hồ Tây. Chấm dứt sự hoạt động nuôi trồng khai thác thủy sản trong phạm vi hồ. Với sản lượng đánh bắt cá mỗi năm chừng 400 tấn thì đây cũng là một nguồn lợi không nhỏ nhưng nếu để đong đếm hơn thiệt thì rõ ràng một Hồ Tây sạch là điều cần hơn cả.

Hà Nội đã xác định chấn chỉnh, cải tạo, xây dựng Hồ Tây thành một điểm du lịch văn hóa tầm cỡ quốc tế thì không còn cách nào khác là phải triệt để xử lý nước thải. Với những cơ sở kinh doanh như Công viên nước Hồ Tây, nhà hàng Sen...phải có những động thái kiên quyết buộc họ tuân thủ những điều kiện chuẩn của việc xử lý nước thả theo hệ thống. Với nước thải dân sinh cần đầu tư hệ thống cống riêng để bít hết không cho xả thải vào lòng hồ. Ngừng vô điều kiện những phát triển dịch vụ quanh Hồ Tây vừa để bảo vệ cảnh quan vừa chống ô nhiễm. 

Nhưng muốn nói gì thì ý thức bảo vệ Hồ Tây của người dân và chính quyền mới là quan trọng. Đặc biệt là chính quyền. Sự đánh trống bỏ dùi, thiếu triệt để, buông lỏng quản lý, đầu tư tràn lan không đồng bộ là căn bệnh rất dễ nhận diện nhưng lại khó sửa chữa. Mong một lần này những gì với Hồ Tây chính quyền Hà Nội sẽ làm được. Để một ngày không xa những bóng chim sâm cầm sẽ lại về nhiều như thuở nào để chúng tồn tại trên cả thơ ca lẫn ngọn sóng Hồ Tây huyền tích.

Đòi lại vỉa hè cần làm như cấm đốt pháo, buộc đội mũ bảo hiểm

Đòi lại vỉa hè cần làm như cấm đốt pháo, buộc đội mũ bảo hiểm

Cuộc chiến đòi lại vỉa hè không những là phép thử của việc thực thi pháp luật, mà còn là đòi hỏi của việc lập lại trật tự đô thị theo con đường hướng đến văn minh.

Học giỏi mà leo cầu thang không nổi thì giỏi làm gì?

Học giỏi mà leo cầu thang không nổi thì giỏi làm gì?

Làm sao để gây dựng những thế hệ có tinh thần lành mạnh trong cơ thể khỏe mạnh là một vấn đề thực sự quan trọng, cần kíp.

Oscar 2017 nhìn từ điện ảnh vùng trũng của thế giới

Oscar 2017 nhìn từ điện ảnh vùng trũng của thế giới

Trong một nền điện ảnh không chịu trưởng thành,lụy ngôn tình, lụy mê lô như điện ảnh Việt Nam hiện tại, một nền điện ảnh luôn nằm ở vùng trũng của thế giới, ta biết nhìn gì từ giải Oscar?

Để "vinh danh" không thành "vọng danh"

Để "vinh danh" không thành "vọng danh"

Cái sự vinh danh trên mặt đường nếu ở ta, sẽ là ở đâu?

Cô chủ nhiệm dũng cảm ở trường Nam Trung Yên

Cô chủ nhiệm dũng cảm ở trường Nam Trung Yên

Cô Nhung và các cô giáo khác quyết định nói lên sự thật là vì cảm thấy mình bị oan, cảm thấy bị xấu hổ bởi cái tiếng "hèn nhát" và "đồng lõa"...

Danh vọng và… “barie”

Danh vọng và… “barie”

Đại lộ danh vọng và cách tư duy “barie” cũng đang rất cần những…. barie!

Nhà văn Phạm Ngọc Tiến