-  “Khi tôi còn làm Tổng biên tập báo Thanh niên, nhiều khi gặp, ông nói như trách: “mầy chống chính phủ vừa phải thôi nghe mậy? Làm báo mà. Không phản biện với chính phủ thì phản biện với ai”. Ông nói thẳng như vậy, nhưng chưa từng có hành động gì nặng nề với báo chí".

LTS: Nghe tin nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải vừa qua đời, Tuần Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Nguyễn Công Khế, người thường xuyên được gặp và trò chuyện với ông, để có một cái nhìn gần hơn, rõ nét hơn về vị Thủ tướng giản dị, thân thiện, nói ít, làm nhiều.

Là người có nhiều cơ hội được gặp và trò chuyện với nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, xin cho biết những ấn tượng của ông về nguyên Thủ tướng như thế nào?

Ông Nguyễn Công Khế: Khi tôi còn làm Tổng biên tập báo Thanh niên, nhiều khi gặp, ông nói như trách: “mầy chống chính phủ vừa phải thôi nghe mậy? Làm báo mà. Không phản biện với chính phủ thì phản biện với ai”. Ông nói thẳng như vậy, nhưng ông chưa từng có hành động gì nặng nề với báo chí.

Có lần ông phân trần, tụi mầy tính, ông Sáu lớn (nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt), ổng dám đương đầu với những thách đố lớn, còn tau thì làm được cỡ 70% của ổng là giỏi rồi. Đừng trách tau nhiều.

Trong cuộc sống đời thường, ông luôn thân thiện, biết lắng nghe và tin dùng những chuyên gia giỏi ở trong và nước ngoài. Tôi có nhiều dịp được tiếp xúc và quan sát ông làm việc. Tôi nhận thấy, bất cứ việc gì ông cũng chủ động hỏi và lắng nghe các nhà chuyên môn trước khi đưa ra quyết định.

{keywords}
Ông Phan Văn Khải bên hành lang Quốc hội tháng 5/2000. Ảnh: L.Q.P

Trong nhiệm kỳ Thủ tướng chính phủ, ông có nhiều đóng góp quan trọng cho hành trình Đổi Mới của đất nước. Đó là soạn thảo và trình Luật Doanh nghiệp năm 1999 ra Quốc hội. Và trong nhiệm kỳ của ông bỏ chữ “xin – cho” giữa nhà nước và doanh nghiệp, xóa nhiều giấy phép con. Xem doanh nghiệp là đối tác.

Ông Sáu Khải luôn coi trọng và thúc đẩy nền kinh tế thị trường còn non trẻ của Việt Nam và học hỏi nhiều kinh nghiệm các nước đi trước.

Với đầu tư BOT, quan điểm của ông kiên định là "dân phải được tự do chọn đường đi cho mình”. Ông từng bác đề xuất xây dựng đường Quốc lộ 1A thành đường BOT có thu phí với quan điểm làm BOT phải làm ở đường mới, không thể làm đường độc đạo.

Ông cũng chính là một trong những người công thúc đẩy kinh tế hội nhập quốc tế. Trong nhiệm kỳ Thủ tướng của mình, ông dày công cùng vói các nhóm chuyên gia của mình soan thảo những nội dung quan trọng để có thể ký kết hiệp định song phương phương Việt Nam – Hoa Kỳ. thực hiện việc ký kết hiệp định song phương Việt Nam – Hoa Kỳ. Do còn nhiều ý kiến khác nhau trong nội bộ, việc ký hiệp định song phương gặp rất nhiều cản trở việc ký kết tại Newzealan k thực hiện được. Năm 1999, trước khi đi New Zealand ông Sáu Khải đã gọi cho ông Võ Văn Kiệt sang họp thượng đỉnh APEC , báo rằng ông đi tay không, đã định ký hiệp định đó.

Khi sang NewZealand ông Khải được sắp xếp ngồi bên cạnh Binclinton, ông đã giải thích rất khéo: ở mỹ có hội chứng Việt Nam thì ở Việt Nam cũng có hội chứng mỹ. Chúng tôi sẽ thuyết phục các cựu chiến binh để ký được hiệp định.

Giờ nhìn lại thấy rõ việc chuẩn bị tinh thần cho hiệp định đó, ông Sáu Khải và các chuyên gia của ông đã có những đóng góp không nhỏ cho kinh tế Việt Nam, đã góp sức xây dựng nền móng đầu tiên đưa nước ta bước vào kinh tế hội nhập với thế giới.

Ông cũng là vị Thủ tướng đầu tiên của Việt Nam sang thăm nước Mỹ, tính từ thời điểm sau ngày 30/4/1975, mở ra một trang mới cho quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.

Khi nghe Thủ tướng trách, “mầy chống chính phủ vừa phải thôi nghe mậy? lúc đó ông đã phản ứng như thế nào?

Tôi đã trả lời thế này, báo chí luôn đồng hành cùng chính phủ. Chính quyền nên lắng nghe báo chí. Không phải lúc nào báo chí cũng đúng 100% phóng viên trình độ con non, có lúc thông tin chưa chính xác nên đôi nhận định vấn đề, thông tin chưa  chính xác hoàn toàn.  Nhưng báo chí Việt Nam luôn là gương soi cho Chính phủ về các chính sách để phát triển đất nước.Nhưng dù sao đi nữa, báo chính luôn là kênh phản biện chính thống.

Theo quan sát của ông, có phải ông Võ Văn Kiệt là người sôi nổi, quyết đoán còn ông Phan Văn Khải là người trầm lắng, chờ sự đồng thuận cao khi quyết định một vấn đề?

Ông Kiệt là người rất quyết liệt, luôn muốn đẩy tới nhưng quyết sách mà ông thấy có lợi cho nước co dân. Ví dụ, khi quyết định làm đường dây 500kw, tôi nhớ lúc đó nội bộ cấp cao cũng có nhiều ý kiến khác song ông Kiệt vẫn thuyết phục   để vẫn tiến hành. Sở dĩ ông quyết liệt như vậy vì ông tin rằng lợi ích của dự án 500KV rất quan trọng đối với hệ thống phân phối điện và với cả nền kinh tế của đất nước.

Còn Thủ tướng Phan Văn Khải thì luôn có phát kiến đổi mới chờ những ý kiến đồng thuận để quyết định những vấn đề ông đưa ra.

Nhưng tôi nghĩ hai ông luôn bổ sung cho nhau khi . Ông Võ Văn Kiệt luôn trân trọng sự đóng góp của ông Phan Văn Khải, từ khi còn công tác ở thành phố Hồ Chí Minh.

Quả thực ông Phan Văn Khải được đánh giá là một nhà lãnh đạo kỹ trị đầu tiên của chúng ta, ông luôn lắng nghe và tham vấn trước khi đưa các các quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, theo ông còn điều gì ở ông Khải vẫn khiến báo chí băn khoăn?

Chuyện sân vận động Mỹ Đình. Hồi đó, có nhiều gợi ý nên chọn tư vấn là kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị, người đã thiết kế sân Stade de France của Pháp. Trong số các nhà thầu tham gia đấu thầu có 3 nhà thầu lớn được xem là sáng giá là Philipp Holzmann AG International (Đức) và Hanoi International Group (HISG – Trung Quốc), Lemma (Mỹ).

Vụ này báo Thanh niên đã làm 5-6 bài để bàn về chuyện này, nhằm cung cấp thông tin đa chiều cho các vị lãnh đạo.

Nhưng rồi, quyết định tập thể đã được chọn. Nhà thầu Trung Quốc thắng với lý do bỏ rẻ hơn nhà thầu Đức, 4 triệu USD (53 triệu so với 57 triệu).

Tôi nghĩ quyết định này không chỉ mình ông Khải. Bây giờ sân vận động quốc gia Mỹ Đình là một di sản có thể nói là có nhiều vấn đề, như chúng ta đã thấy.

Tuy nhiên, nhìn cả hành trình của ông trên cương vị lãnh đạo đất nước, không ai có thể phủ nhận ông là một trong số hiếm lãnh đạo thân thiện, biết lắng nghe và là một trong những người đã góp phần thúc đẩy, vận hành sự nghiệp đổi mới của Việt Nam.

Sau này khi ông Sáu Khải đã nghỉ hưu, ông còn hay qua lại chuyện trò không?

Tôi đã tới thăm ông cách nay chừng mấy tháng. Những lần trước khi ông bệnh tôi vẫn ghé thăm. Ông hút thuốc ghê lắm, ngày ông hút mấy bao thuốc liền. thăm lần cuối cùng tôi có góp ý với chú “chú phải bỏ thuốc để bảo vệ lá phổi”. Khi đó ông nói, “ừ, chắc là tao sẽ bỏ”.

Ông thường nói với mọi người: khi tới 70 tuổi thì người ta tính từng năm; tới 80 thì tính từng tháng, và khi đã lên 90 thì tính từng ngày và hôm nay tuổi 85 ông đã vĩnh biệt chúng ta.

Xin trân trọng cám ơn ông Nguyễn Công Khế đã dành thời gian cho Tuần Việt Nam.

Văn Bình (thực hiện)

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải: "Người luôn nói ít, làm nhiều"

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải: "Người luôn nói ít, làm nhiều"

Nghe ông ra đi, chúng tôi tìm kiếm trong google chỉ thấy vài bức ảnh của ông vào ngày gõ chuông mở cửa Sở giao dịch chứng khoán tại New York.

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải: “Bây giờ, chỉ còn biết vái Bác Hồ thôi”

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải: “Bây giờ, chỉ còn biết vái Bác Hồ thôi”

“Hôm lên chuyên cơ đi New Zealand, tôi có hỏi ông Phan Văn Khải: “Tình hình BTA thế nào hả chú?”, ông thở dài và nói: “Bây giờ, tao chỉ còn biết vái Bác Hồ thôi.”

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải: “Bảy Nhị giấu mà bà con khai hết rồi”

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải: “Bảy Nhị giấu mà bà con khai hết rồi”

Sau Tết Nguyên đán 2002, ông về thăm An Giang, gặp dân, Thủ tướng hỏi ăn Tết ra sao, dân nói “có bắn pháo hoa vui lắm”....

 

Thủ tướng viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tại quê nhà

Thủ tướng viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tại quê nhà

Ngay sau khi về nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vội vã đến viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tại quê nhà ở xã Tân Thông Hội, Củ Chi, TP.HCM.

Lễ viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải

Lễ viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải

Đúng 8h sáng nay 20/3, tang lễ nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải được tiến hành tại hội trường Thống Nhất (TP.HCM).

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải: Đột phá, khơi mở dòng vốn ngàn tỷ

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải: Đột phá, khơi mở dòng vốn ngàn tỷ

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển như vũ bão và sắp bước lên một bậc cao mới. Đây là kênh dẫn vốn cho nền kinh tế, được nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải định hướng ngay từ những ngày đầu tiên.

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải trong ký ức gia đình, cấp dưới

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải trong ký ức gia đình, cấp dưới

Dù là em ruột nhưng phải 27 năm sau, người em mới lần đầu gặp anh trai là cố Thủ tướng Phan Văn Khải.

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải: Thử thách chưa từng có ngày nhậm chức

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải: Thử thách chưa từng có ngày nhậm chức

Những tháng ngày nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải lèo lái con thuyền kinh tế Việt Nam vượt qua “cơn bão khủng hoảng” tài chính châu Á năm 1997.

Triết lý về BOT của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải 22 năm trước

Triết lý về BOT của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải 22 năm trước

22 năm trước, Phó Thủ tướng Phan Văn Khải đã từ chối đề xuất cải tạo đường 5 bằng hình thức BOT với quan điểm "dân phải được tự do chọn đường đi cho mình".