Các cuộc thăm dò mới nhất cho thấy nước Mỹ chưa bao giờ chia rẽ hơn hiện nay. Tình hình đang ngày càng xấu đi và dường như vẫn chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm.

Tổng thống Donald Trump vừa quyết định “đóng cửa chính phủ” vì Quốc hội từ chối cấp quỹ 5 tỷ USD để xây một bức tường biên giới với Mexico và Mỹ, điều mà ông đã cam kết với cử tri khi tranh cử tổng thống năm 2016. Đây là triệu chứng của một cuộc khủng hoảng trong hệ thống chính trị Mỹ. 

{keywords}
Tổng thống Donald Trump vừa quyết định “đóng cửa chính phủ” vì Quốc hội từ chối cấp quỹ 5 tỷ USD để xây một bức tường biên giới với Mexico và Mỹ, điều mà ông đã cam kết với cử tri khi tranh cử tổng thống năm 2016.

Ông Trump chỉ đóng cửa 1/4 chính phủ, trong đó có Bộ An ninh nội địa và Bộ Ngoại giao. 3/4 còn lại vẫn hoạt động. Các chức năng quan trọng vẫn được duy trì trong thời gian đóng cửa. Dù công chức và nhân viên hợp đồng không được trả lương trong thời gian này, họ sẽ được hưởng bồi hoàn sau đó.

Khi một tổng thống hoặc Quốc hội không thể đạt thỏa thuận như trong trường hợp này, chính phủ vẫn được cấp ngân sách ở mức tối thiểu để duy trì hoạt động cho đến khi các bất đồng được giải quyết. Từ trước tới nay, đã xảy ra hai đợt đóng cửa như vậy, và không kéo dài. Lần đầu vào năm 1995 trong 21 ngày, và lần hai vào năm 2013 trong 16 ngày.

Lần này, quyết định đóng cửa chính phủ xảy ra khi Thượng viện Mỹ từ chối cấp thêm 5 tỷ USD cho ngân sách để tài trợ cho bức tường biên giới mà ông Trump cam kết. Hạ viện đã thông qua số tiền này. Nếu không được cả Thượng viện và Hạ viện phê chuẩn, số tiền trên sẽ không được giải ngân.

5 tỷ USD chỉ để xây dựng 215 dặm tường! Thêm nữa, trên thực tế, cần thêm 25 tỷ USD hoặc hơn thế.

Hạ viện đã đồng ý số tiền trên trong một cuộc bỏ phiếu với đa số quá bán. Vì người đảng Cộng hòa kiểm soát Hạ viện cho đến tháng 1/2019, họ cần sự ủng hộ cho kế hoạch xây dựng trên trước khi nhường ghế cho phe Dân chủ. Tuy nhiên, tại Thượng viện, hai điều đã xảy ra. Một số thượng nghị sĩ ghét ông Trump đã bỏ phiếu chống lại kế hoạch cấp vốn trên, và toàn bộ thượng nghị sĩ Dân chủ tất nhiên có quan điểm tương tự. Vì vậy, kế hoạch đã rơi vào bế tắc. Một số thượng nghị sĩ chống ông Trump sắp phải “về hưu cưỡng bức” và họ muốn để lại một di sản về sự chống cự của mình.

Các hạ nghị sĩ Cộng hòa biết rằng Thượng viện sẽ không phê chuẩn quỹ để xây tường. Nhưng bằng việc bỏ phiếu thông qua kế hoạch xây tường, họ có thể “đánh bóng” được chính sách chống nhập cư trái phép, chính sách vốn được đánh giá là rất tốt, song trên thực tế đã không được thực thi.

Đạo đức giả

Phải chăng chuyện này chỉ đơn giản là người đảng Dân chủ muốn ngáng đường ông Trump trong một chính sách mà họ vẫn luôn phản đối? Không phải vậy. Dưới thời Tổng thống George W. Bush, người đảng Dân chủ đã từng bỏ phiếu ủng hộ kế hoạch xây một bức tường tương tự.

Kể từ thời Tổng thống Ronald Reagan, nước Mỹ đã cố gắng giải quyết vấn đề nhập cư bất hợp pháp. Khi thỏa thuận đạt được, hai bên đều tìm cách lợi dụng hệ thống để đạt các tham vọng chính trị của mình. Ví dụ, quyết định ân xá đã được ban cho các ngoại kiều nhập cư trái phép để đổi lấy quyết định siết chặt thực thi pháp luật tại biên giới. Nhưng điều này chưa bao giờ diễn ra. Chiến lược tương tự đối với bức tường này đã được áp dụng và được người Dân chủ ủng hộ.

Ông Trump bị lên án vì quyết định cho phép lực lượng biên phòng chia cách bố mẹ với con cái họ trong các gia đình nhập cư trái phép. Tháng trước, khi 13.000 gia đình Trung Mỹ đột nhập qua biên giới phía Nam nước Mỹ, hàng trăm gia đình đã bị chia cách. Người đảng Dân chủ phát điên lên trước những vi phạm nhân quyền, nhưng đây cũng là một chính sách từ thời Tổng thống Barack Obama. Nhiều người lớn đứng ở biên giới đòi được gặp lại người thân nhưng lại phải trả tiền cho bọn buôn người để đưa con cái họ vượt biên.

Tổng thống Trump cũng đã điều 5.000 binh sĩ Mỹ đến khu vực biên giới để hỗ trợ cho lực lượng biên phòng. Người đảng Dân chủ lại nổi đóa. Nhưng ông Obama và ông Bush cũng đã từng có hành động tương tự khi người di cư tìm cách vượt qua biên giới vào Mỹ.

Trong vụ tấn công mới đây nhất tại khu vực biên giới, lực lượng biên phòng Mỹ đã sử dụng hơi cay để đẩy lui người di cư trái phép tìm cách vào nước Mỹ. Người đảng Dân chủ phản ứng giận dữ vì các lý do nhân quyền, nhưng chính ông Bush và Obama đều đã sử dụng chiến thuật tương tự để giải tán đám đông dọc biên giới, thậm chí với quy mô lớn hơn ông Trump.

Tại sao Chính phủ Mỹ phải đóng cửa?

Câu trả lời ngắn gọn là ông Trump đã tranh cử trên nền tảng chính sách duy nhất: đảo ngược mọi chính sách mà ông Obama đã theo đuổi. Ông Trump đã tiến hành các bước đi một cách có hệ thống nhằm hướng tới mục tiêu này trong hai năm đầu, và đã đạt thành công đáng kể.

Những người phản đối trong cả hai đảng rất ghét ông Trump, đến mức họ sẵn sàng đẩy hệ thống chính trị Mỹ vào thế bế tắc, thông qua việc sử dụng Quốc hội, tòa án và sự rối loạn dân sự. Truyền thông chính thống ủng hộ sự chống đối này. Chính phủ của chính ông Trump – nhân viên FBI, Bộ Tư pháp, CIA và cả Nhà Trắng – đều chống lại ông, hầu hết thông qua việc bí mật làm rò rỉ thông tin hoặc cung cấp các thông tin rởm, và chống lại các chính sách của ông Trump.

Hài hước là, ông Obama cũng từng phải đối mặt với sự phá rối tương tự khi theo đuổi lịch trình chính trị của mình, nhất là về vấn đề nhập cư. Ông Obama đã thất vọng đến mức dám vi phạm cả luật pháp Mỹ để thực hiện các chính sách của mình. Ông đã cho phép gần 1 triệu người nhập cư trẻ tuổi ở lại nước Mỹ và hưởng lợi từ hệ thống an sinh xã hội, dù luật pháp không cho phép.

Nhưng ông Trump đã áp dụng đúng các hành động trái phép trên – sử dụng các sắc lệnh hành pháp thay vì chờ sự thông qua của cơ quan lập pháp – để lật đổ các chính sách của Obama. Cả hai ông, Obama và Trump, và những người phản đối họ, đã tạo ra một tình huống mà trong đó luật pháp chẳng hề được tính đến!

Những kẻ cơ hội xuất hiện khắp nơi. Theo ông Trump, người đảng Dân chủ tin rằng hàng triệu người nhập cư trái phép được vào nước Mỹ sẽ trở thành công dân Mỹ và các công dân này sẽ bỏ phiếu cho phe Dân chủ. Ông Trump thì tìm cách xa lánh những người Mỹ Latinh từ chính đảng Cộng hòa của mình. Nhưng giới doanh nhân thì trông chờ vào lực lượng lao động rẻ tiền và không muốn hợp pháp hóa người di cư, bởi sẽ phải trả lương cao hơn cho họ kèm theo nhiều quyền lợi khác.

Điều gì sẽ xảy tiếp theo?

Những người phản đối ông Trump tin rằng mọi chuyện sẽ trở lại bình thường nếu họ có thể đẩy ông ra khỏi nhiệm sở hoặc khiến ông không thể tái đắc cử năm 2020. Nhưng họ đã nhầm! Ông Trump và những người chống đối đã gây chia rẽ nước Mỹ đến mức chưa từng thấy kể từ những năm 1960 này và có lẽ là chưa từng thấy từ sau cuộc nội chiến những năm 1860. Nước Mỹ đã vật lộn với di sản của những năm 1960 và cuộc nội chiến kéo dài nhiều thập kỷ, nhưng những người chống lại ông Obama và ông Trump đang làm mọi chuyện tồi tệ hơn.

Các cuộc thăm dò mới nhất cho thấy nước Mỹ chưa bao giờ chia rẽ hơn hiện nay. Tình hình đang ngày càng xấu đi và dường như vẫn chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm./.

Tiến sỹ Terry F. Buss, Học viện Hành chính quốc gia Hoa Kỳ

Chính sách quốc phòng của Mỹ ngày càng rối

Chính sách quốc phòng của Mỹ ngày càng rối

Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đã bất ngờ tuyên bố từ chức, làm chao đảo hệ thống chính trị Mỹ, các đồng minh của Mỹ và Phố Wall.    

Sau bầu cử giữa kỳ, nước Mỹ dưới thời Trump vẫn khó lường

Sau bầu cử giữa kỳ, nước Mỹ dưới thời Trump vẫn khó lường

Với thắng lợi tại Hạ viện, liệu đảng Dân chủ có cứu vãn di sản của Chính quyền Obama và thúc đẩy các ưu tiên truyền thống hay không?

Bầu cử giữa kỳ: ‘Khúc cua’ mới của lịch sử nước Mỹ

Bầu cử giữa kỳ: ‘Khúc cua’ mới của lịch sử nước Mỹ

Việc đảng Dân chủ nắm thế đa số tại Hạ viện làm bức tranh chính trị Mỹ “cân bằng” hơn, nhưng có giúp nước Mỹ hiệu quả hơn, mạnh hơn?

Dự đoán kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ

Dự đoán kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ

Cuối năm nay, người Mỹ sẽ bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử hai viện của Quốc hội. Điều gì sẽ quyết định kết quả?