- Thời khắc Moon-Kim tháng 4 năm 2018 là thời khắc một dân tộc thực hiện quyền tự quyết, lên tiếng và hành động theo chi phối của logic nội tại.

Toàn cảnh hội nghị Hàn-Triều 2018

Khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un bước qua biên giới hai miền vào ngày 27/4/2018 để tiến vào khu nhà Hòa bình, Bàn Môn Điếm, chắc chắn gần 77 triệu người Triều Tiên đã trải qua những cung bậc cảm xúc mãnh liệt của khao khát hòa bình, hòa hợp và của mong ước non sông thu về một mối.

65 năm thăng trầm, sóng gió và chia cắt. Mỗi bên đều có niềm tự hào riêng. Nhưng mỗi khi nghĩ đến vĩ tuyến 38, khu DMZ, Bàn Môn Điếm, chắc chắn họ đều tự thấy sứ mệnh lớn của dân tộc vẫn còn dang dở. 

{keywords}

Khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un bước qua biên giới hai miền vào ngày 27/4/2018 để tiến vào khu nhà Hòa bình, Bàn Môn Điếm, chắc chắn gần 77 triệu người Triều Tiên đã trải qua những cung bậc cảm xúc mãnh liệt của khao khát hòa bình, hòa hợp và của mong ước non sông thu về một mối.

Chiến Tranh Lạnh và sự thật bị khuất lấp

Ngày 27/7/1953, tại Bàn Môn Điếm, trước đó chỉ như một địa danh ít người biết đến thuộc tỉnh Gyeonggi, nằm trên phần lãnh thổ phía Hàn Quốc ngày nay, các bên liên quan gồm Mỹ, Trung Quốc, Triều Tiên đã ký kết Hiệp định đình chiến sau ba năm giao tranh.

Sau này Bàn Môn Điếm trở nên nổi tiếng đối với du khách quốc tế không chỉ bởi ý nghĩa lịch sử mà còn bởi nó nằm ngay sát biên giới hai miền, nơi được cho là có sự bố trí lực lượng quân sự dày đặc và nguy hiểm nhất thế giới. Tại DMZ, du khách muốn tham quan phải ký kết vào biên bản tự chịu trách nhiệm cho sự an toàn tính mạng của chính bản thân mình.

Hiệp định ngưng chiến tạm thời chấm dứt tiếng súng nhưng không phải là một cam kết hòa bình.

Hay nói cách khác, bán đảo Triều Tiên trong hơn 6 thập kỷ qua vẫn chưa thoát khỏi tình trạng chiến tranh. Mỗi khi miền Bắc thử hạt nhân hay Mỹ-Hàn tập trận quy mô lớn, bóng ma chiến tranh lại trở về.

Trong suốt hơn sáu thập kỷ đó, thù địch là thái độ chính yếu. “Chính sách Ánh dương” về đối thoại và hòa giải của nhà lãnh đạo đạt giải Nobel hòa bình Kim Daejung chỉ như ánh sao băng.

Cuộc chiến tranh Triều Tiên được định danh khác biệt. Từ “Cuộc xung đột Triều Tiên” đến “Cuộc chiến bị lãng quên” và rồi “Cuộc chiến không được biết”, vì nó đã không gây được sự chú ý như cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai và Chiến tranh Việt Nam do Mỹ tiến hành về sau. Phía Hàn Quốc gọi đó là “cuộc chiến tranh ngày 25 tháng 6” căn cứ vào ngày khởi phát cuộc chiến. Còn Triều Tiên chính thức ghi là “Chiến tranh giải phóng Tổ quốc” trong khi Trung Quốc nói “Kháng Mỹ viện Triều”.

Dù thế nào, đó cũng là một trong những cuộc chiến tranh khốc liệt nhất thế kỷ 20. Hàng triệu người chết và bị thương (dù thống kê các bên không khớp nhau). Kinh tế thiệt hại nặng nề. Hàng trăm nghìn gia đình ly tán. Đất nước bị chia đôi.

Sau năm 1953, Mỹ hậu thuẫn thành lập chính phủ Hàn Quốc còn Liên Xô, Trung Quốc hỗ trợ Triều Tiên. Không khí thù địch, căng thẳng, có lúc như bên miệng hố chiến tranh. Đối đầu Bắc Nam có phần khởi phát từ lịch sử nhưng Chiến tranh Lạnh đã tạo bối cảnh.

Trên thực tế, Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến tranh nóng đầu tiên thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nơi đưa đến khái niệm “chiến tranh hạn chế” cho những quốc gia chủ chiến trong thế kỷ 20.

Chiến tranh Lạnh, trạng thái đối đầu không tiền lệ, mang hàm ý phân biệt chiến tuyến rõ nét. Không dẫn đến xung đột quân sự toàn cầu nhưng hàng chục cuộc chiến cục bộ, khu vực đã xảy ra tại Việt Nam, Triều Tiên, Trung Đông, Mỹ La tinh và châu Phi.

Điểm đáng chú ý khác, Chiến tranh Lạnh không chỉ hàm chứa mâu thuẫn giữa hai thực thể tưởng chừng như nguyên khối. Năm 1966, với chủ trương ly tâm, Charles de Gaulle rút Pháp ra khỏi NATO. Ở bên kia, mâu thuẫn giữa hai “người anh” XHCN đã dẫn đến cuộc chiến biên giới Xô-Trung chớp nhoáng năm 1969.

Vô số những rào chắn đó khiến cách hiểu về Chiến tranh Lạnh phức tạp hơn chúng ta nghĩ.

Những nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 hay Hội nghị Bandung năm 1955 tiến bộ ở chỗ đó, tức là thừa nhận vai trò của quyền tự quyết dân tộc. Và bởi vậy, một sự thật, một cách nhìn tự thân từ bên trong cá thể mỗi một quốc gia-dân tộc cần được thừa nhận, vốn có xu hướng bị khuất lấp bởi bức màn đối đầu địa chính trị toàn cầu.

Phá bỏ “khuôn phép”, xây dựng tương lai

Không phải các cường quốc bên ngoài mà chính các quốc gia nhỏ hơn luôn có quyền và có thể tự quyết định vận mệnh. Cùng vì lẽ đó, nhiều quốc gia Á-Phi-Mỹ La tinh sau này đều đi theo con đường của độc lập, tự chủ về đối ngoại.

Thời khắc Moon-Kim tháng 4 năm 2018 là thời khắc một dân tộc thực hiện quyền tự quyết, lên tiếng và hành động theo chi phối của logic nội tại. Tác động từ bên ngoài tuy quan trọng nhưng không quyết định. Bởi vậy, cuộc gặp Trump-Kim tới đây, nếu có, cũng sẽ chẳng có ý nghĩa nhiều nếu Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn chưa vượt qua được não trạng đối đầu trực tiếp.

Di sản Chiến tranh Lạnh không chỉ là Bàn Môn Điếm cho dù đó là một trong những biểu tượng quan trọng cuối cùng. Bức tường Berlin đã đổ nhưng quán tính của “khuôn phép” tư duy kiểu cũ,lỗi thời chưa mất đi. Trong chiến tranh thương mại gần đây, Bắc Kinh cáo buộc Washington quay lạitư duy “kiểu Chiến tranh Lạnh” trong khi Nga, Mỹ vẫn chỉ trích nhau dùng tâm lý chiến như thời lưỡng cực.

Một nhà tâm lý học từng nói, loài người đã đạt nhiều tiến bộ về vật chất ngoài sức tưởng tượng nhưng trong hàng nghìn năm, thậm chí lâu hơn,tâm lý không thay là bao. Vẫn yêu ghét, sợ hãi và hy vọng.

Để nhìn vào mặt tích cực của vấn đề nhiều khi phải đợi đến “cùng tắc biến”, hay giải pháp cuối cùng.

Nhân dân Triều Tiên hai miền lúc này chắc hẳn không muốn đi xa hơn nữa theo tư duy nhị nguyên đó. Họ không muốn dính dáng gì nữa đến trò chơi có tổng số bằng không mang tính loại trừ lẫn nhau.

Bánh xe sẽ không quay lùi. Nhưng với điều kiện là hai bên ký hòa ước, bình thường hóa và bàn giải pháp thống nhất. Bàn Môn Điếm đã là làng đình chiến và sau thượng đỉnh Moon-Kim, nó cơ hội trở thành làng hòa bình.

Nếu không bỏ lỡ, dù muộn, không chỉ nhân dân Triều Tiên mà nhân loại tiến bộ sẽ vượt qua thêm được một lằn ranh lịch sử đầy khó khăn.

Thạch Hà

Triều Tiên thử tên lửa, Trung Quốc mạnh tay nhưng không thể làm "gãy chày"

Triều Tiên thử tên lửa, Trung Quốc mạnh tay nhưng không thể làm "gãy chày"

Nhưng điều Trung Quốc đang làm chứa đựng nguy cơ cao bởi nếu Triều Tiên tiếp tục thử tên lửa, Trung Quốc sẽ bị dồn vào thế khó ăn khó nói.

Thử bom nhiệt hạch: "Triều Tiên thà ăn cỏ chứ không từ bỏ hạt nhân"

Thử bom nhiệt hạch: "Triều Tiên thà ăn cỏ chứ không từ bỏ hạt nhân"

Tổng thống Nga Putin nhận định, nếu không thấy an toàn, Triều Tiên sẽ thà ăn cỏ chứ không từ bỏ hạt nhân.

Triều Tiên và những lời nhắn nhủ “lạnh gáy”

Triều Tiên và những lời nhắn nhủ “lạnh gáy”

Với các vụ thử tên lửa đạn đạo trong hai tháng qua, Triều Tiên muốn gửi đi những thông điệp “máu lạnh” đối với Mỹ và các đồng minh của Washington.

Mỹ - Triều Tiên: ‘Cơn thịnh nộ’ hay thỏa thuận ‘đóng băng’?

Mỹ - Triều Tiên: ‘Cơn thịnh nộ’ hay thỏa thuận ‘đóng băng’?

Tổng thống Trump cảnh báo sẽ cho Triều Tiên hứng chịu "cơn thịnh nộ", nhà lãnh đạo Kim Jong Un thì đe dọa tấn công đảo Guam.

Căng thẳng Triều Tiên vẫn rất khó đoán định

Căng thẳng Triều Tiên vẫn rất khó đoán định

Chuyến công du châu Á của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đang diễn ra có thể là thời điểm thích hợp để Mỹ áp dụng một chính sách thực dụng nào đó.

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên: Ván cờ vẫn chưa kết thúc

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên: Ván cờ vẫn chưa kết thúc

Mặc dù không có mặt lãnh đạo TQ như mọi năm, không có thử hạt nhân nhưng Triều Tiên đã khiến các nước khác phải dõi nhìn khi họ phô diễn binh lực và vũ khí lớn ngày hôm qua (15/4)

Triều Tiên 'âm thầm' cải cách 'kiểu TQ'?

Triều Tiên 'âm thầm' cải cách 'kiểu TQ'?

Mới đây, đã có những diễn biến quan trọng tại Triều Tiên, dù chúng diễn ra một cách lặng lẽ.

Triều Tiên - Malaysia: Thường dân giữa hai chiều xung đột

Triều Tiên - Malaysia: Thường dân giữa hai chiều xung đột

Nghĩ đến họ, và cả cô gái Việt Nam Đoàn Thị Hương bị cuốn vào sự cố ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur, bất giác tôi nhớ đến những câu thơ của Nguyễn Duy viết năm 1989.

Đằng sau chuyến thăm Nga của 'quyền lực thứ 2' Triều Tiên

Đằng sau chuyến thăm Nga của 'quyền lực thứ 2' Triều Tiên

Chuyến thăm của nhân vật số 2 Triều Tiên - Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên - Choe Ryong-hae đến Nga được đánh giá là cho thấy nhiều dấu hiệu trong quan hệ hai nước.

Triều Tiên: chuyện 'đùa với lửa' mà cũng ầm ĩ

Triều Tiên: chuyện 'đùa với lửa' mà cũng ầm ĩ

Tuy lời đe dọa của Triều Tiên không chắc chắn sẽ được thực hiện, song tình trạng căng thẳng vẫn tiếp diễn giữa Bình Nhưỡng và Seoul.

Triều Tiên 'giúp' Mỹ củng cố chiến lược trục xoay?

Triều Tiên 'giúp' Mỹ củng cố chiến lược trục xoay?

Sự hiếu chiến của Triều Tiên đã góp phần củng cố chiến lược Mỹ trong tái cân bằng các chính sách an ninh hướng tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Có thật Triều Tiên dám gây ra chiến tranh?

Có thật Triều Tiên dám gây ra chiến tranh?

Ngày càng cho thấy đây chỉ là cuộc khẩu chiến mà thôi, một cách làm được Kim Jong Un thường sử dụng.

Khó xảy ra cuộc chiến Mỹ - Triều Tiên

Khó xảy ra cuộc chiến Mỹ - Triều Tiên

Hầu như không có một cuộc chiến tranh nào diễn ra một cách ngẫu nhiên hay tình cờ (accidental war).