Tôi nghĩ đây là một cách làm cần thiết, không bảo thủ và sáng suốt lúc này, sau những bài học đã xảy ra khi cách ly tập trung kiểu như tại Bắc Giang gần đây không thành công. 

{keywords}
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát khu cách ly tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM. Ảnh: VGP

Không phải vô tình khi Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm thấy một số hiện tượng có gì đó chưa an tâm khi ông thị sát khu cách ly ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM hôm 26/6 để rồi điều chỉnh biện pháp cho phù hợp hơn.

“Sống chung” lâu dài với dịch bệnh

Lâu nay chúng ta thực hiện cách ly tập trung nhưng rõ ràng đã xuất hiện những bất cập, dù rất cố gắng. Nó không chỉ như TP.HCM vừa mới đây mà trước đó đã xảy ra khi mỗi phòng cách ly có đến 1-2 chục người, nhà vệ sinh thì chung cho cả vài chục người tại các doanh trại quân đội, trường học mà ta biến lớp học thành buồng ở.

Việc lây chéo từ đó sẽ rất dễ xảy ra nhanh, khó tránh khỏi. 

Quyết định trên do Bộ Y tế ban hành có hiệu lực ngay từ hôm 27/6.

Theo Bộ Y tế, hiện tình hình dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp, xuất hiện các chủng virus SARS-CoV-2 mới có khả năng lây nhiễm nhanh trên diện rộng với số lượng người tiếp xúc gần (F1) lớn, gây quá tải các cơ sở cách ly y tế tập trung.

Việc cho các F1 cách ly tại nhà là có thể thực hiện để giảm gánh nặng xã hội, tránh đi tình trạng lây nhiễm chéo trong khu cách ly. Song cách làm mới này cũng là để chuẩn bị tinh thần chấp nhận còn phải “sống chung” lâu dài với dịch bệnh.

Ngày 28/6, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, mục tiêu cuối cùng của cách ly là an toàn của cộng đồng chứ không chỉ giải quyết bài toán về chỗ cách ly. “Các điều kiện về cách ly tại nhà của Bộ Y tế đưa ra rất nghiêm ngặt, không phải nhà nào cũng đủ điều kiện để đáp ứng được”.

Theo tôi, cần có một số lưu ý: Nhà nào mà được chấp nhận cho phép cách ly tại chỗ cần đảm bảo về diện tích, sự riêng biệt thực sự để cách ly; Gia đình phải được hướng dẫn phòng dịch cẩn thận. Thậm chí đồ ăn tiếp tế và quần áo của người cách ly muốn đưa vào phòng hoặc đưa ra ngoài cũng phải được thực hiện cực kỳ nghiêm túc theo sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.

Cá nhân F1 và gia đình buộc phải có các cam kết cách ly nghiêm chỉnh; Ưu tiên tiêm phòng vắc xin luôn những gia đình có người cách ly nếu đủ điều kiện; Cán bộ thôn, ngõ phố… cùng nhân viên y tế có trách nhiệm kiểm tra nơi cách ly xem có đủ điều kiện không thì hãy xác nhận để đối tượng được ở nhà tự cách ly và chính họ phải có trách nhiệm theo dõi, giám sát chặt chẽ 28 ngày như quy định hiện hành...

{keywords}
Người dân TP.HCM đội nắng xếp hàng lấy mẫu tầm soát Covid-19 tại Trường THCS Lê Anh Xuân sáng 29/6. Ảnh: Thanh Tùng

Bên cạnh các F1 được cách ly tại nhà, đối tượng còn lại ai sức khỏe không tốt (có bệnh nền, tuổi cao cần thăm khám, xét nghiệm với tần suất cao…) thì nên bố trí ở nơi nào có điều kiện hơn như khách sạn, nhà nghỉ tập trung nhưng với sự khống chế về mức thu của nhà nước và có thể chấp nhận được.

Không để các khách sạn, nhà nghỉ tự đưa mức giá cao trong khi nhiều khách sạn thì không có khách. Với cách làm có thương lượng, thỏa đáng này, nhà nước tạo việc làm cho doanh nghiệp bớt khó khăn trên tinh thần không có lợi ích nhóm chen vào.  

Giảm áp lực cho xã hội

Tình hình chung mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị, đó là chúng ta cũng không nên quá kỳ vọng vào vắc xin mà cần tăng cường biện pháp quản lý xã hội và sẵn sàng sống chung với Covid theo hướng lâu dài.

Chúng ta đã tuyên bố phấn đấu hết năm 2021 sẽ tiêm chủng được 70% dân số. Song tình hình cũng cho thấy có thể phải sang năm 2022 mới hoàn thành vì các nguồn vắc xin thỏa thuận, hứa hẹn và cả kí hợp đồng với các nước và tổ chức quốc tế đã xong rồi đi nữa thì vẫn có độ trễ nhất định do dịch bệnh quá phức tạp mà đất nước ta, vào thời điểm khó khăn này vẫn chưa được xem là điểm nóng cần khẩn cấp được cứu giúp.

Việc cho thí  điểm cách ly diện F1 tại nhà nếu hội đủ các tiêu chuẩn là cần thiết và nên tiến tới mở rộng nhằm giảm bớt áp lực cho cả xã hội. Việc làm này liệu có an toàn hay không, tôi nghĩ lại do chính mỗi gia đình có người cần cách ly thực hiện quy định có nghiêm cẩn hay không mà thôi. 

Việt Nam hôm nay, qua một năm rưỡi đại dịch Covid-19, số ca nhiễm tử vong tính đến 29/6 là 78 người. Đó là một cố gắng lớn của ngành y học nước nhà nếu so với tỷ lệ ở các nước khác. Trong khi đó, số người chết vì ung thư của nước ta theo dự kiến của năm nay cũng có thể đến trên 122.000 ngàn người. Vì thế, đã đến lúc phải tính chuyện sống chung với dịch và  “trường kỳ kháng dịch” cũng không đến mức quá khiếp sợ.

Nếu như do vấn đề vắc xin chậm trễ so với kế hoạch bởi chúng ta còn ở thế vẫn có thể chủ động khống chế, kiểm soát được tình hình dịch bệnh thì việc cách ly tại chỗ là cần thiết để giảm áp lực trong chừng mực nhất định. Nhưng thà chúng ta ở thế còn kiểm soát được như vậy thì vẫn tốt hơn ở thế mất kiểm soát để các tổ chức và các nước buộc phải cứu giúp như một điểm nóng. Khi đó, biết bao công sức từng là điểm sáng của thế giới về ngăn ngừa dịch bệnh của năm 2020 sẽ trở nên vô nghĩa. 

Quốc Phong 

Chen chúc tiêm vắc xin ở TP.HCM: Mầm bệnh ở chính nơi muốn ngừa bệnh

Chen chúc tiêm vắc xin ở TP.HCM: Mầm bệnh ở chính nơi muốn ngừa bệnh

Việc tập trung quá đông người ở nơi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 không đảm bảo điều kiện 5K có thể tạo ra lây nhiễm nếu có những người mang mầm bệnh.