- Người ta đã bắt đầu đặt câu hỏi liệu Trung Quốc có định từ bỏ chính sách ngoại giao không liên kết từ thời chính sách ngoại giao hậu Mao Trạch Đông, và mở ra một chương mới trong quan hệ Nga – Trung hay không. Chắc chắn là khi các căng thẳng giữa hai nước này với một đối thủ chung – là Mỹ – gia tăng, thì kịch bản này sẽ càng dễ xảy ra.

Chúng ta sắp chứng kiến một quá trình toàn cầu hóa đảo ngược trên quy mô lớn.

Củng cố liên minh Trung – Nga

Bộ trưởng Phát triển kinh tế Nga Maxim Oreshkin mới đây tiết lộ, chính phủ Nga sẵn sàng đứng về phía Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu sắp nổ ra với Mỹ. Ông cho biết Moscow sẽ xác nhận quyền của mình theo quy định của WTO về việc trả đũa các mức thuế nhập khẩu của Mỹ.

Phát biểu trên tờ Kommersant của Nga, ông Oreshkin cho biết: “Trước thực tế là Mỹ tiếp tục áp đặt các biện pháp bảo hộ dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung nhằm vào mặt hàng nhôm và thép, và từ chối đền bù thiệt hại cho Nga, Moscow sẽ sử dụng quyền của mình trong WTO và đưa ra các biện pháp tương ứng đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ”.

EU và Ấn Độ đã đứng cùng với Nga và Trung Quốc đưa các vụ kiện chống Mỹ lên WTO. Nga  tính toán các thiệt hại do mức thuế của Mỹ lên tới 537,6 triệu USD, trong khi ông Oreshkin cho biết đợt thuế đầu tiên đối với hàng hóa Mỹ sẽ vào khoảng 93 triệu USD.

{keywords}
Chính phủ Nga sẵn sàng đứng về phía Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu sắp nổ ra với Mỹ. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, Trung Quốc mở một vụ kiện lên WTO trị giá 3 tỷ USD chống lại Mỹ sau khi ông Trump dọa áp thuế trị giá 200 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc. EU cũng thông báo áp mức thuế trị giá khoảng 3,4 tỷ USD ngay lập tức, và có thể áp các mức bổ sung thêm nhiều tỷ nữa. Các nước láng giềng của Mỹ là Canada và Mexico cũng thông báo mức thuế của mình đối với hàng hóa Mỹ, lần lượt là 12,8 tỷ và 3 tỷ.

Tom O’Connor, cây viết nổi tiếng của Newsweek, International Business Times, New York Post, The Daily Star…, nhận định sự sụp đổ các đồng minh truyền thống Bắc Mỹ và xuyên Đại Tây Dương của Mỹ trong bối cảnh “bóng ma” chiến tranh thương mại đang đến gần đã khiến Nga và Trung Quốc tăng cường quan hệ song phương và củng cố vị thế trên trường quốc tế.

Bên cạnh việc trở thành nạn nhân của các mức thuế mới của ông Trump, các hoạt động chính trị và quân sự của Trung Quốc cũng đang bị gắn với chiến lược an ninh quốc gia mang tên “Nước Mỹ trước tiên”, sử dụng “các hành động thực thi thương mại công bằng khi cần thiết”. Nga và Trung Quốc đã bác bỏ những chỉ trích của Mỹ, cáo buộc Washington đang bị mắc kẹt trong tư duy Chiến tranh Lạnh.

Quan điểm của Nga trong cuộc xung đột thương mại hiện nay chỉ là dấu hiệu mới nhất cho thấy hai đối thủ mạnh nhất của Mỹ đang ngày càng xích lại gần nhau. Nói cách khác cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung sẽ khiến trục Nga – Trung hiện ra ngày càng rõ hơn.

Vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thăm Trung Quốc, dự hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở thành phố Thanh Đảo. Sự kiện này đánh dấu cuộc gặp lần thứ 25 giữa hai nhà lãnh đạo Nga – Trung trong vòng 5 năm qua. Người ta đã bắt đầu đặt câu hỏi liệu Trung Quốc có định từ bỏ chính sách ngoại giao không liên kết từ thời chính sách ngoại giao hậu Mao Trạch Đông, và mở ra một chương mới trong quan hệ Nga – Trung hay không. Chắc chắn là khi các căng thẳng giữa hai nước này với một đối thủ chung – là Mỹ – gia tăng, thì kịch bản này sẽ càng dễ xảy ra.

Bên cạnh những con số phần trăm thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc, Mỹ cũng đang tạo ra một số thách thức với Trung Quốc trong lĩnh vực an ninh và chính trị. Vấn đề Đài Loan là ưu tiên lớn nhất trong các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.

Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Trump đang tìm cách mở rộng giới hạn của “chính sách một Trung Quốc”, dựa trên nền tảng quan hệ Mỹ – Trung từ năm 1979. Bên cạnh việc phê chuẩn bán vũ khí mới cho Đài Loan, Quốc hội Mỹ đã thông qua “Đạo luật đi lại Đài Loan”, trong đó khuyến khích giới chức cấp cao Mỹ thăm hòn đảo này. Tổng thống Trump mới đây đã ký ban hành đạo luật này, khiến Trung Quốc giận dữ.

Trong khi đó, Moscow cũng có những vấn đề riêng với Washington. Quan hệ Nga-Mỹ đã rơi xuống “điểm lạnh” sau cuộc khủng hoảng Ukraine khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014. Các nước phương Tây, do Mỹ đứng đầu, đã thông báo trừng phạt kinh tế và ngoại giao chống Nga. Họ thậm chí đình chỉ quy chế thành viên của Nga trong G8. Washington cũng nhằm vào nhiều doanh nhân và thực thể của Mỹ, tăng cường trừng phạt chống lại các lĩnh vực tài chính, quốc phòng và năng lượng của Nga, và hạn chế các ngân hàng của Nga thanh toán tại các thị trường phương Tây. Và chính quyền Mỹ đang tiếp tục xu hướng này.

Bên cạnh đó, căng thẳng Nga – Mỹ còn gia tăng tại Trung Đông. Sau khi cáo buộc Chính phủ Syria tấn công vũ khí hóa học, Washington với sự hỗ trợ của Anh và Pháp đã không kích các cơ sở quân sự của Syria vốn đang nằm dưới sự bảo vệ của Nga. Ông Putin lên án cuộc tấn công quân sự của Mỹ là “hành động hiếu chiến”.

Các diễn biến gần đây xảy ra trong bối cảnh quan hệ Nga – Trung vốn đang tiến triển rất tích cực. Bắc Kinh thấy có lợi ích khi liên kết với Nga. Sau khi ông Tập Cận Bình lên nhậm chức năm 2013, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung – Nga bước vào một thời kỳ mới, với việc Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Putin đều nói về một quan hệ bạn hữu cá nhân và quan hệ làm việc mật thiết.

{keywords}
Mỹ - Trung áp thuế hàng nghìn mặt hàng của nhau. Ảnh: AP

Bên cạnh các quan hệ chính trị ngày một gắn bó, các quan hệ kinh tế giữa hai nước cũng nở rộ; sự bổ trợ kinh tế lẫn nhau đang tạo ra các điều kiện cho một mối liên kết bền vững. Đối với Nga, Trung Quốc là một thị trường lớn và nguồn vốn lớn, đặc biệt trong bối cảnh chính trị căng thẳng của các trừng phạt của Mỹ. Đối với Trung Quốc, nguồn cung năng lượng ổn định từ Nga đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế nước nhà. Trung Quốc duy trì vị thế là một đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong 8 năm qua. Năm 2017, kim ngạch thương mại song phương đã tăng 20,8% lên mức 84,07 tỷ USD.

Dù các diễn biến trên nếu cộng lại có thể báo trước một sự chuyển hướng từ đối tác chiến lược sang liên minh, nhưng một số nhân tố khác đang làm cho điều này trở nên ít khả thi hơn. Một trong số đó là việc Chủ tịch Tập Cận Bình đã chính thức bác bỏ cách tiếp cận liên minh an ninh.

Phát biểu tại diễn đàn châu Á Bác Ngao ngày 10/4 vừa qua, ông Tập khẳng định: “Trung Quốc cần đối xử với các nước khác một cách tôn trọng và bình đẳng”. Thông thường một liên minh chỉ được khăng khít dựa trên các toan tính về an ninh, khi tình hình quốc tế căng thẳng cao độ, an ninh quốc gia phải đối mặt với một mối đe dọa nghiêm trọng, và sự thịnh vượng của đất nước đứng trước nguy cơ bị tổn thương. Nhưng hiện không có chỉ dấu nào cho thấy Trung Quốc coi mối đe dọa an ninh hay kinh tế hiện nay của Mỹ ở mức này.

Việc Trung Quốc sẽ không lập liên minh chính thức với Nga không có nghĩa là Trung Quốc sẽ không phát triển các quan hệ chiến lược cấp cao với Nga. Thực vậy, việc làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác chiến lược Nga – Trung, và việc thúc đẩy vững chắc quan hệ này có lợi cho việc cân bằng với sức ép của Mỹ. Đối mặt với sự kiềm tỏa của Mỹ, Trung Quốc và Nga sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong nhiều vấn đề ảnh hưởng tới lợi ích quan trọng của họ.

Nga – Trung – Ấn bắt tay

Quyết định của Tổng thống Trump tăng thuế nhập khẩu đã làm “nổi sóng” toàn nền kinh tế thế giới. Trong khi EU chuẩn bị các chiến lược của riêng mình nhằm chống lại biện pháp của Mỹ, Trung Quốc cũng đã đề nghị Ấn Độ chung tay chống lại chủ nghĩa bảo hộ Mỹ. Ấn Độ đã tăng thuế đối với 29 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, trong đó có hạnh nhân, quả hạch, táo, và các loại nông sản khác nhằm trả đũa quyết định của ông Trump hồi tháng 3 làm thiệt hại của lĩnh vực nhôm và thép Ấn Độ khoảng 241 triệu USD.

Quan sát rằng thế giới đang chứng kiến một kiểu “toàn cầu hóa đảo ngược”, chuyên gia kinh tế nổi tiếng người Ấn Độ NR Bhanumurthy, giáo sư Viện nghiên cứu quốc gia về tài chính công và chính sách tại New Delhi, dự báo vệ sự phục hồi của các thỏa thuận thương mại khu vực. Một trong số đó là sự nổi lên của quan hệ Nga – Ấn – Trung nhằm cô lập Mỹ trong một cuộc chiến thương mại.

Giáo sư Bhanumurthy cho biết các diễn biến tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Canada mới đây cho thấy Mỹ sẽ bị cô lập và trong trường hợp này Bộ Ba (Nga – Trung – Ấn) có thể ở trong thế thắng không chỉ đối với ba nước này mà cả các nước khác trong nhóm BRICS đang phải vật vã với mức thuế mới của Mỹ.

Chuyên gia trên cho rằng chúng ta sắp chứng kiến một quá trình toàn cầu hóa đảo ngược trên quy mô lớn. Nếu như trước đây, toàn cầu hóa tạo ra những thành quả cho tất cả các nước, thì trong quá trình đảo ngược của nó, chúng ta có thể phải đối mặt với điều ngược lại: tất cả đều mất. Ông cho rằng để đối phó với những thiệt hại, các nước sẽ khôi phục các thỏa thuận thương mại khu vực.

Xem lại kỳ 1: Thế trận cờ vây của ông Trump và ông Tập Cận Bình

Diệu An

Nước Nga không thể vĩ đại nếu thiếu Putin?

Nước Nga không thể vĩ đại nếu thiếu Putin?

Lần thứ 4 kể từ năm 2000, cuộc bầu cử tổng thống ở Nga được tổ chức không phải để chọn một vị lãnh đạo tiếp theo cho nước Nga, mà dường như là để củng cố chính quyền ủng hộ vị lãnh đạo này.

Trung Quốc mưu độc chiếm Biển Đông, làm bàn đạp bành trướng xa hơn

Trung Quốc mưu độc chiếm Biển Đông, làm bàn đạp bành trướng xa hơn

Không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc từ bỏ tham vọng và các động thái để từng bước chiếm lĩnh Biển Đông, làm bàn đạp bành trướng ra xa hơn.

Quân sự hoá Biển Đông, Trung Quốc gia tăng căng thẳng

Quân sự hoá Biển Đông, Trung Quốc gia tăng căng thẳng

Đô đốc Mỹ cảnh báo: Một khi chiếm đóng xong, TQ sẽ có khả năng mở rộng tầm ảnh hưởng ra hàng ngàn hải lý xuống phía Nam.

Biển Đông: Cảnh giác với chiến lược “Tam chiến” của Trung Quốc

Biển Đông: Cảnh giác với chiến lược “Tam chiến” của Trung Quốc

Cụm từ “Tam chiến” được Trung Quốc dùng để gây sức ép tâm lý nhằm tạo ra mối đe dọa để răn đe kẻ thù.

‘Nước cờ khai cuộc’ của TT Trump sẽ làm nóng cuộc đua Mỹ - Trung?

‘Nước cờ khai cuộc’ của TT Trump sẽ làm nóng cuộc đua Mỹ - Trung?

Vấn đề chính là sự triển khai và đây dường như mới chỉ là những nước cờ khai cuộc.