- Rất cần một giải pháp tổng thể cho toàn vùng thường bị lũ quét. Vì nếu việc ứng phó chỉ diễn ra riêng lẻ sẽ rơi vào tình trạng các tỉnh đều có những dự án riêng, các tỉnh không chia sẻ thông tin với nhau từ đó việc phòng chống lũ quét và trượt lở không đạt hiệu quả.

Cuộc sống của hàng trăm hộ dân thôn Tùng Nùn, xã Lùng Tám (Quản Bạ, Hà Giang) bị đảo lộn sau một trận lũ vừa càn quét qua. Hơn hai ngày nay, nỗi ám ảnh kinh hoàng với người dân nơi đây chưa vơi khi phải tiễn đưa người thân và chứng kiến những nếp nhà chỉ còn lại những đống gỗ ngổn ngang, những vạt nương chưa kịp thu hoạch.

Tính đến cuối chiều ngày 25/06, số người chết do mưa lũ, lũ quét và sạt lở đất tại các tỉnh miền núi phía Bắc tăng lên 14 người (Hà Giang 3 người, Lai Châu 11 người). Thiệt hại bằng tiền hiện đã lên trên 110 tỷ đồng, riêng Lai Châu thiệt hại gần 90 tỷ. Tháng 8/2017, một trận lũ quét đã khiến 34 người chết và mất tích tại tỉnh Sơn La và Yên Bái. Theo Báo cáo số liệu của Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai năm 2016, năm 2015, thiên tai đã làm 154 người chết, trong đó có 94 người chết do lũ, lũ quét và trượt lở đất, 1.242 nhà bị đổ, sập.

Một câu hỏi đặt ra tại sao lũ quét thường xảy ra ở các vùng núi Tây Bắc?

{keywords}
Mưa lũ làm trôi một cầu cứng qua suối Nậm Mít thuộc bản Lào, bản Vè, xã Mường Mít, huyện Than Uyên. (Ảnh: VTCNews)

TS. Bùi Quang Bình – Chuyên gia về Quản lý rủi ro thiên tai và Biến đổi khí hậu, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho biết, có hai yếu tố quan trọng nhất là lượng mưa lớn trong thời gian dài và độ dốc lớn. Theo các kết quả nghiên cứu, lũ quét thường xảy ra sau khi mưa lớn khoảng vài giờ đồng hồ. Số liệu khí tượng thủy văn trong nhiều năm qua cho thấy, thời gian mưa bình quân ở vùng núi Tây Bắc hơn 3 giờ đồng hồ với lượng mưa trung bình khoảng từ 120 đến 210 mm. Lớp phủ thực vật trên bề mặt không còn khả năng điều tiết nguồn nước ở đầu nguồn. Như vậy, khả năng xảy ra lũ quét ở vùng này có nguy cơ rất cao và thường xuyên.

Độ dốc lớn cũng là một yếu tố quan trọng góp phần gây ra lũ quét và trượt lở đất. Bên cạnh độ dốc tự nhiên của bề mặt địa hình, độ dốc ở Tây bắc nói chung còn do con người tạo ra. Dọc theo các chân núi, người dân bạt chân núi để làm nhà, tạo các mái taluy có độ đốc vào khoảng từ 80 - 90 độ mà không được gia cố hệ thống kè chắn. Với độ dốc như vậy cộng với kết cấu đất đã bị phá vỡ do tác động của con người và lớp phủ bề mặt suy thoái đã làm tăng nguy cơ trượt lở.

Bên cạnh đó là nạn chặt phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, khoáng sản, xây dựng thuỷ điện, phát triển nông nghiệp… Hành động này làm cho thảm thực vật trên lưu vực ngày càng suy thoái. Theo báo cáo của UNDP năm 2012, kể từ năm 1945, diện tích che phủ của rừng ở Việt Nam đã giảm từ 43% xuống còn khoảng 28%. Trong khi đó, công tác phục hồi rừng tự nhiên vẫn rất chậm chạp. Hiện nay chủ yếu là rừng sản xuất để lấy gỗ vì thế mà rễ cây rất nông dễ dẫn đến lũ quét. Chỉ có rừng tự nhiên với các rễ cây to như trước đây bám sâu mới điều tiết được nguồn nước từ trên thượng nguồn, không bị trôi mất đất mới ngăn chặn được lũ quét. Bây giờ việc khôi phục lại toàn bộ rừng tự nhiên là không thể.

Một nguyên nhân nữa là do đập thuỷ điện của Trung Quốc xả lũ. Mùa nước cạn, họ trữ nước làm ảnh hưởng đến đập thuỷ điện bên dưới của các tỉnh Việt Nam không có đủ nước để duy trì sản xuất điện. Mùa mưa, với lượng mưa lớn, họ xả đập nên ta trở tay không kịp. Bởi tất cả đập phía hạ lưu sông Hồng của Việt Nam nhỏ hơn Trung Quốc rất nhiều, do đó khi họ xả thì ta cũng phải xả từ đó sẽ gây thiệt hại lớn cho phần hạ du. Đây là vấn đề liên quốc gia, Việt Nam và Trung Quốc rất khó đàm phán trong khi vấn đề này xảy ra ở các tỉnh biên giới phía Bắc lẫn các tỉnh phía Nam, hạ nguồn lưu vực sông Mekong.

Từ các chuyến khảo sát thực tế ở một số tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, TS. Bình quan sát thấy trong các quy hoạch các cụm dân cư không xem xét đến những rủi ro về thiên tai như lũ quét và sạt lở đất. Người dân vẫn phạt chân núi, đồi để làm nhà, vô tình tạo ra độ dốc lớn và làm mất đi kết cấu địa chất làm tăng nguy cơ trượt lở đất. Chính quyền địa phương nơi đó cũng không đủ năng lực, thông tin để cảnh báo cho người dân của mình khiến người dân rất bị động trong việc bảo vệ tài sản, tính mạng của mình.

Theo TS. Bình, hiện nay đã có một số mô hình dự báo lũ quét và trượt lở đất được xây dựng cho các địa phương nơi thường xuyên phải hứng chịu, khi chồng ghép với bản đồ dân cư, chúng ta sẽ biết được những khu vực người dân sinh sống nào bắt buộc phải di dời. Một số các mô hình này đã được chuyển giao cho địa phương. Tuy nhiên hiện nay không hiểu sao, những mô hình này vẫn chưa đi vào hoạt động.

Sau những tổn thất về người và của, năm sau thường nghiêm trọng hơn năm trước như chúng ta đang thấy, rất cần có một giải pháp tổng thể cho toàn vùng, chứ không chỉ từng tỉnh. Bởi trong chuyện lũ quét này, việc ứng phó chỉ diễn ra ở mỗi tỉnh riêng lẻ sẽ giống như trước, khi mà mỗi tỉnh mỗi dự án riêng, không chia sẻ thông tin với nhau khiến cho việc phòng chống lũ quét và trượt lở không đạt hiệu quả cao. 

{keywords}
QL 4D từ Lào Cai sang Lai Châu bị tê liệt. (Ảnh: CAND)

Có lẽ, Chính phủ nên tổ chức “Hội nghị Diên Hồng” bàn về các biện pháp giảm thiểu những thiệt hại về người và của cho vùng Tây Bắc. Hội nghị này quy tụ tất cả những nhà quản lí liên quan đến lĩnh vực phòng chống thiên tai lũ lụt của từng tỉnh trong vùng núi phía Bắc kết hợp với các chuyên gia, các nhà khoa học về quản lí rủi ro thiên tai cùng xem xét đưa ra những giải pháp trọng tâm vào việc cảnh báo sớm thiên tai. Từ đó kêu gọi các tổ chức trong và ngoài nước cùng tham gia.

Lan Anh

Đến khi rừng không phải rừng hoang

Đến khi rừng không phải rừng hoang

Số lượng cư dân di dân tự do vào Tây nguyên, tăng dần, tỷ lệ thuận với diện tích rừng tự nhiên Tây nguyên bị chặt phá làm nương rẫy.

Cháy rừng lịch sử ở Sóc Sơn và chuyện “đừng đốt”

Cháy rừng lịch sử ở Sóc Sơn và chuyện “đừng đốt”

Đừng đốt những thứ có thể làm hại đến môi trường sống của chính chúng ta, đừng đốt những thứ có thể dẫn đến những vụ cháy rừng, những vụ hỏa hoạn không đáng có.

Phá rừng phòng hộ- Phú Yên coi thường phép nước?

Phá rừng phòng hộ- Phú Yên coi thường phép nước?

Phúc họa liền kề- câu cửa miệng của dân gian- đang treo lơ lửng trên đầu người dân xứ biển này.

Rừng bị “xẻ thịt” bởi ‘Văn hoá đại gia’ Việt

Rừng bị “xẻ thịt” bởi ‘Văn hoá đại gia’ Việt

“Thói quen dùng gỗ tự nhiên, quý hiếm của người Việt là một trong những nguyên nhân chính khiến rừng Việt Nam suy kiệt”.

“Chúng ta có làm được không, có cứu được rừng không?"

“Chúng ta có làm được không, có cứu được rừng không?"

“Chúng ta có thể làm được không, có cứu rừng được không? Nếu quyết tâm làm, ta làm được, và cần 100 năm”, nhà văn Nguyên Ngọc quả quyết.

Để không phải chứng kiến người chết do lũ quét, lở đất

Để không phải chứng kiến người chết do lũ quét, lở đất

Phải chăng những thảm họa thiên nhiên này là không thể tránh, chúng ta phải chấp nhận sống chung và không có biện pháp nào giảm thiểu thiệt hại?

Xả lũ 'đúng quy trình' và chuyện kêu bò là… trâu

Xả lũ 'đúng quy trình' và chuyện kêu bò là… trâu

Dư luận thường có xu hướng “quy” tội cho thủy điện, cho tình trạng chặt phá rừng- điều đó không sai nhưng có lẽ nói thế là chưa đủ, chưa điểm đúng “huyệt”.

Quan chức hay sinh viên: nước lũ chẳng trừ một ai

Quan chức hay sinh viên: nước lũ chẳng trừ một ai

Dù anh là đại gia hay sinh viên, đi xe hơi hay đi xe máy, ở biệt thự hay nhà trọ đều phải đi chung một con đường, hít chung một bầu không khí… Nước lũ không chừa một ai.