Nước Mỹ đang đứng trước bối cảnh rất khác so với thời gian trước. Ở trong nước là chuyện công ăn việc làm, phúc lợi xã hội và hệ quả tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá diễn ra rất mạnh mẽ. Ở bên ngoài là tình hình thế giới đang thay đổi sâu sắc. Ai lên cầm quyền vào lúc này cũng đều sẽ phải đương đầu với những thách thực chính trị chưa từng có.

TPP là một Hiệp định thương mại thế hệ mới, là đại diện cho xu hướng toàn cầu hoá. Đã có nhiều quan ngại cho rằng toàn cầu hoá đã và sẽ lấy đi của nước Mỹ rất nhiều, từ công ăn việc làm cho đến các ngành sản xuất nhỏ. Tiến trình triển khai hiệp định TPP ngắn hay dài tuỳ thuộc vào tân tổng thống Donald Trump, nhưng khả năng đàm phán lại là không có. Họ có thể sẽ điều chỉnh về mặt kỹ thuật, có thể một vài điểm nào đó sẽ được xem xét lại. Nhiều khả năng ông Trump sẽ làm rất quyết liệt để cản trở quá trình thúc đẩy hiệp định thương mại tự do trong đó có TPP.

{keywords}

Donald Trump là Tổng thống thứ 45 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

Và nếu TPP chậm lại sẽ ảnh hưởng đến tâm lí chung của nhiều nước trong đó có Việt Nam. Nếu trì hoãn quá lâu sẽ khiến nhiều người thất vọng. Nhưng hãy đừng quên đây là một dự án, là một tiến trình quan trọng với cả nước Mỹ và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Bản thân tôi không nghĩ nước Mỹ sẽ trì hoãn hoặc lờ đi mà có thể sẽ có một vài điều chỉnh, có thể sẽ làm chậm lạị.

Quan hệ Mỹ - Trung sau cuộc bầu cử lịch sử này cũng là một vấn đề đang được dư luận quan tâm. Thực ra tổng thể quan hệ giữa hai quốc gia này vẫn sẽ được duy trì dựa trên khuôn khổ như hiện nay. Giữa họ đã hình thành phương thức vừa hợp tác vừa đấu tranh. Quan sát thực tế sẽ thấy lòng tin về mặt chiến lược giữa họ đã có sứt mẻ nhưng họ vẫn cần nhau trong lĩnh vực kinh tế thương mại. Họ không thể bỏ nhau vì lợi ích quốc gia trong mối quan hệ này là rất lớn. Có thể với Tổng thống Trump quan hệ Trung – Mỹ sẽ có va chạm, kiểu gì cũng có va chạm liên quan đến kinh tế thương mại.

Theo tôi, với nhiệm kỳ Tổng thống Trump, hai quốc gia sẽ hợp tác nhiều hơn trong những vấn đề môi trường, an ninh mạng, chống tham nhũng, vấn đề hạt nhân trên bán đảo triều tiên. Tuy nhiên giữa họ vẫn còn những bất đồng trong vấn đề luật pháp quốc tế, trật tự quốc tế với vấn đề biển đảo hay an ninh an toàn hàng hải.

Biển Đông với Mỹ chỉ là một vấn đề nhỏ trong chiến lược tái cân bằng nhưng có ý nghĩa rất quan trọng vì nó phản ánh giá trị, luật pháp và trật tự quốc tế và phản ánh cam kết của nước Mỹ với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng như với các đồng minh. Bởi vậy, Tân tổng thống Mỹ sẽ vẫn tiếp tục duy trì những cam kết mà họ đã tuyên bố, tuy nhiên có thể cách tiếp cận sẽ khác nhau, cách làm cũng khác nhau. Với ông Trump có thể sẽ mất thêm chút thời gian vì ông ấy cần có thời gian để chuẩn bị bộ máy, tìm hiểu vấn đề và cũng có thể ông ấy không quan tâm nhiều như nhiệm kỳ trước.

Với Việt Nam, hiện nay cả hai Đảng đều thống nhất quan điểm thúc đẩy quan hệ đang phát triển tốt đẹp.

Lan Anh ghi theo lời ông Trần Việt Thái, Viện trưởng Viện Chiến lược Ngoại giao, Bộ Ngoại giao.

...

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam,Ted Osius:

Tôi không thể dự báo chính xác chính sách của tân Tổng thống, nhưng cả 2 đảng đều có sự ủng hộ chuyện tăng cường quan hệ với Châu Á, trong đó có Việt Nam. Tương lai của Hoa Kỳ sẽ gắn chặt với tương lai của Châu Á. Và điều đó sẽ không thay đổi.

Chính sách của chính phủ mới của chúng tôi với khu vực sẽ không thay đổi. Chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ cách giải quyết hoà bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế. Các tuyến hàng hải hàng không trong khu vực đều phải cởi mở.

Vừa rồi tôi đã bỏ phiếu với tư cách là cử tri vắng mặt tại khu vực Washington DC. Theo thông lệ, trong mọi cuộc bầu cử cử tri đều có cơ hội đưa ra những lựa chọn của mình. Cuộc bầu cử năm nay là cuộc bầu cử lịch sử vì đây là lần đầu tiên nước Mỹ có một ứng cử viên là một phụ nữ ra tranh cử Tổng thống. Và, bất cứ cuộc bầu cử nào nếu chỉ riêng về chuyện bầu thôi sẽ vẫn chưa giải quyết được những vấn đề lớn. Nhưng chắc chắn hoạt động này là dịp để chúng ta hiểu rõ hơn suy nghĩ của người dân về những vấn đề lớn của quốc gia như nhập cư, phát triển kinh tế….

Tổng thống Obama từng mô tả quy trình bầu cử Hoa Kỳ đầy sống động, đôi khi có biến động. Khi có kết quả, người thất cử thường gọi điện chúc mừng người thắng cử. Cử chỉ này cũng là việc tái khẳng định quy trình bầu cử dân chủ của đất nước chúng tôi. Dù thế nào chúng tôi cũng luôn cố gắng duy trì sự toàn vẹn của nền dân chủ trên sự đồng thuận chứ không phải phảng kháng.

Suy cho cùng, mỗi kì bầu cử đều là dịp để Hoa Kỳ tìm ra hướng đi mới cho tương lai của đất nước.

Tân Tổng thống Hoa Kỳ sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1/2017 sau một cuộc bỏ phiếu nữa của các đại cử tri, cuộc bỏ phiếu này sẽ được công bố kết quả tại Thượng viện ngày 6/01/2017.

Lan Anh ghi