Sớm hay muộn, Trung Quốc cũng sẽ tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại khu vực biển sầm uất ở Đông Nam Á. Vậy, các người chơi chủ chốt sẽ bày thế trận nào để phản ứng thái độ ngạo ngược của Bắc Kinh ở Biển Đông?

Giới quan sát nhất trí rằng sớm hay muộn Trung Quốc sẽ tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại khu vực biển sầm uất ở Đông Nam Á, nơi Bắc Kinh đã đưa ra yêu sách phi lý bao trùm hàng nghìn mẫu đất để xây dựng các đường băng dài, lắp đặt các radar có độ chính xác cao, bố trí máy bay chiến đấu và cả tên lửa tầm xa.

Có hai lập luận để củng cố dự đoán trên. Trước tiên, Bắc Kinh sẵn sàng chấp nhận “cái giá cao”, vì một ADIZ sẽ đem lại lợi ích khổng lồ cho Trung Quốc. Thứ hai là bối cảnh hiện nay cũng làm gia tăng cái giá đối với các đối thủ của Trung Quốc nếu muốn trả đũa. Vì vậy, việc tuyên bố ADIZ chỉ mà còn là vấn đề thời gian, Trung Quốc đang chờ đợi cơ hội để tối đa hóa tỷ lệ chi phí - lợi ích của hành động này.

{keywords}

Việc tuyên bố ADIZ chỉ mà còn là vấn đề thời gian, Trung Quốc đang chờ đợi cơ hội để tối đa hóa tỷ lệ chi phí - lợi ích của hành động này. Ảnh minh họa: Reuters.

Xét ở góc độ trên, ý tưởng ADIZ đặc biệt gây sự chú ý vì phạm vi trả đũa của các đối thủ của Trung Quốc không lớn trong khi một ADIZ có thể phòng tránh hoặc bù đắp cho một số những mất mát giả định của Trung Quốc. Một ý tưởng như vậy càng rõ rệt trong những tháng gần đây vì Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Haye (Hà Lan) dự kiến ra phán quyết bác bỏ yêu sách đường 9 đoạn (hay còn gọi là “đường lưỡi bò”) phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông. Không chỉ là ADIZ sẽ bù vào một phần lớn khoảng trống pháp lý có thể nảy sinh khi đường 9 đoạn bị kết luận là phi pháp; một ADIZ còn có thể áp đặt nhiều hạn chế mới hơn là đường 9 đoạn. Bên cạnh đó, một báo cáo mới đây dẫn các nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc cho biết nước này đang lên kế hoạch thiết lập một ADIZ ở Biển Đông.

Vậy, phải chăng ADIZ của Trung Quốc tại khu vực này thực sự chỉ là một vấn đề thời gian? Câu trả lời có vẻ là khẳng định, cho tới khi bạn đặt một câu hỏi khác: Liệu các có thể ngăn việc thiết lập ADIZ tại Biển Đông hay không? Một cuộc điều tra với câu hỏi thứ hai cho thấy ADIZ của Trung Quốc tại Biển Đông không phải là một vấn đề thời gian mà là vấn đề phản ứng.

{keywords}

Cụ thể hơn, các đối thủ của Trung Quốc đang nắm các quân bài mạnh trong trò chơi này, và một số quân bài trong tay các nước nhỏ có thể đủ sức răn đe Trung Quốc chính thức tuyên bố một ADIZ như vậy.

Các người chơi chủ chốt sẽ phản ứng như thế nào đối với ADIZ của Trung Quốc ở Biển Đông?

Là một nước không có tranh chấp, Mỹ có ít lựa chọn. Tương tự như các hành động chống lại ADIZ của Trung Quốc tại biển Hoa Đông cách đây hai năm, Washington có thể đưa máy bay ném bom và máy bay chiến đấu tới khu vực để thể hiện sự phản đối của mình đối với quyết định của Trung Quốc. Washington cũng có thể triển khai nhiều khí tài quân sự hơn tới khu vực này, tăng hoạt động tuần tra và triển khai tàu và máy bay gần hơn tới các đảo mà Trung Quốc đang nắm giữ. Nhưng ngay cả khi Mỹ có thể tăng gấp ba lần sự hiện diện quân sự so với mức hiện nay gồm 700 cuộc tuần tra/năm, việc này cũng không hề hấn gì so với hàng trăm tàu vũ trang của Trung Quốc đang hiện diện thường xuyên tại khu vực này.

Philippines có ít lựa chọn sau khi đã sử dụng một trong những quân bài mạnh nhất của mình. Manila đã khởi kiện một hành động pháp lý của Trung Quốc ra PCA và đã cho phép Washington sử dụng 5 trong số các căn cứ không quân và mặt đất của mình. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc thiết lập ADIZ, Philippines và Mỹ có thể nâng cấp Thỏa thuận hợp tác quốc phòng của mình và tăng thêm 3 căn cứ hải quân. Hai trong số này là căn cứ hải quân Carlito Cunanan tại vịnh Ulugan ở bờ biển phía Tây đảo Palawan và căn cứ hải quân San Miguel tại tỉnh Zambales. Carlito Cunanan là căn cứ hải quân gần nhất với trung tâm quần đảo Trường Sa, San Miguel là căn cứ hải quân gần nhất với bãi cạn Scarborough đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Hai căn cứ này có thể tăng đáng kể các khả năng ứng phó của Hải quân Mỹ với các sự cố tại Biển Đông.

Ttrước sự gây hấn lâu dài của Trung Quốc tại Biển Đông, Việt Nam và các nước xung quanh hoàn toàn có thể bảo vệ chủ quyền lãnh hải hợp pháp bằng việc gây sức ép lớn tới Bắc Kinh nếu đưa người láng giềng của mình ra tòa.Việc Bắc Kinh cho lập ADIZ tại Biển Đông có thể bị xem là “già néo đứt dây”. Bình luận về khả năng Trung Quốc thiết lập ADIZ tại Biển Đông, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh được báo chí dẫn lời rằng “việc này sẽ nguy hiểm hơn cả đường 9 đoạn”.

{keywords}

Philippines, Malaysia và Việt Nam hoàn toàn có thể tuyên bố vùng ADIZ riêng của mình để ngăn chặn các hành động ngạo ngược của Trung Quốc. ADIZ này sẽ tạo cơ sở pháp lý để nước này tiến hành các hành động có thể được hiểu là một cách thực thi chủ quyền trên quần đảo này.

Phân tích thực tế cho thấy ADIZ của Trung Quốc tại Biển Đông không phải là vấn đề thời gian, nó tùy thuộc vào cách các đối thủ của Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào. Trong ván bài poker này, Mỹ, Philippines, Malaysia và Việt Nam đang nắm giữ các quân bài mạnh, dù Trung Quốc cũng có thể đặt cược trước.

Việc áp đặt ADIZ tại quần đảo Hoàng Sa và cho Mỹ tiếp cận định kỳ một số địa điểm chiến lược tại bờ biển miền Trung có thể là những nhân tố thay đổi cuộc chơi. Nếu được “bật đèn xanh”, các nhân tố này có thể răn đe Trung Quốc tuyên bố một ADIZ chính thức tại Biển Đông. Nhưng Bắc Kinh cũng có thể đánh cược rằng láng giềng (hay Mỹ) sẽ nghĩ là không đáng để liều mình như vậy. Trong trường hợp nay, quyết định ở các nước nhỏ có thể làm thay đổi quyết định ở Bắc Kinh./.

Thảo Linh