Đảng Cộng hòa có thể chưa muốn khui rượu trong năm nay để dành thời gian bắt tay vào soạn thảo một bản kế hoạch thay thế nghiêm túc cho Obamacare.

LTS: Trên thực tế, trở thành Tổng thống là phải đối mặt với một danh sách dài không dứt những vấn đề xuất phát từ vô vàn các lĩnh vực khác nhau. Trong chưa đầy hai tuần nữa, ông Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 45 của Mỹ. Thách thức lớn nhất đang đợi ông là gì?

Tuần Việt Nam tiếp tục giới thiệu tiếp dự đoán của 20 học giả hàng đầu thế giới về điều này.

Xem lại kì 1 tại đây

Làm cho mọi thứ vận hành

Kori Schake, chuyên gia tại Hoover Institution, cựu Phó Giám đốc phụ trách hoạch định chính sách tại Bộ Ngoại giao dưới thời chính quyền George W. Bush, cho rằng thách thức lớn nhất của ông Trump trong năm 2017 sẽ là làm cho mọi thứ vận hành.

Theo Schake, năm đầu tiên của hầu hết các chính quyền tổng thống Mỹ thường có chút chảo đảo vì các vị trí chính trị cấp cao được bổ nhiệm mới sẽ làm việc theo cách của mình, thọc tay vào các bộ trong Nội các, nhúng chân vào một đội ngũ lãnh đạo trong khi người đứng đầu cơ quan hành pháp đang làm quen với các chiều kích thực sự của công việc mới.

Năm đầu tiên của chính quyền Trump có thể sẽ lúng túng, với việc các Bộ trưởng vẫn chưa quen với vai trò lãnh đạo, các nhân viên Nhà Trắng thì đấu trí với các Bộ về định hướng chính sách, các nghị sĩ Cộng hòa thì thận trọng với việc liệu ông Trump có chung hệ tư tưởng với mình hay không và tìm cách bảo vệ mình, rồi những tiết lộ không ngừng của giới truyền thông về các cuộc xung đột lợi ích.

{keywords}

Như chúng ta đã thấy với kiểu nói úp mở của ông Trump về việc mua sắm quốc phòng, các quá trình đánh giá chính sách, xây dựng đồng thuận và ra quyết định có thể sẽ liên tục thay đổi, vì phong cách ứng biến và trao đổi trực tiếp của Tổng thống.

Nguy cơ suy thoái tiếp theo

Jared Bernstein, học giả tại Trung tâm ngân sách và chính sách ưu tiên, từng phụ trách nhóm chuyên gia cố vấn kinh tế cho Phó Tổng thống Joe Biden, cho rằng không ai biết khi nào đợt suy thoái tiếp theo sẽ xảy ra, nhưng khi nó xảy đến, chính quyền của ông Trump sẽ không ở vị trí thuận lợi để áp dụng các biện pháp chống lại các tác động của nó.

Hai công cụ chính chống lại suy thoái là chính sách tiền tệ và tài chính ngược chu kỳ. Chính sách trước đây, mà Cục Dự trữ liên bang (Fed) áp dụng, chủ yếu liên quan đến lãi suất thấp hơn. Nhưng khi đợt suy thoái mới xảy ra, lãi suất mà Fed kiểm soát sẽ vẫn đang ở mức rất thấp, tức là họ không thể giúp ích nhiều như đã làm được trong các đợt suy thoái trước.

Còn lại chính sách tài chính. Có hai vấn đề: đầu tiên, người của Đảng Cộng hòa đang phàn nàn lên về việc biến các chương trình ngược chu kỳ quan trọng này thành “những khoản trợ cấp một cục” – khoản tiền được ấn định sẽ không đáp ứng được nhu cầu gia tăng trong bối cảnh suy thoái. Thứ hai, sẽ là nghiêm trọng khi nếu “không gian thuế” bị thu hẹp bởi một chính sách mạnh tay cắt giảm.

Đợt suy thoái tiếp theo đang loanh quanh đâu đó và chính quyền Tổng thống đắc cử Trump và đa số thành viên Đảng Cộng hòa tại Quốc hội có thể chưa chuẩn bị tốt để đối phó.

Người Cộng hòa trong Hạ viện

Cokie Roberts, một chuyên gia bình luận chính trị của NRP và ABC News, cho rằng thách thức lớn nhất của ông Trump sẽ đến từ những người Cộng hòa trong Hạ viện. 2/3 số này được bầu trong danh sách Đảng Trà từ năm 2010 hoặc sau đó, ít có kinh nghiệm soạn thảo luật và tỏ ra ít quan tâm đến công việc này.

Nếu Tổng thống Trump muốn đạt các mục tiêu lập pháp như thay thế Obamacare và xây dựng cơ sở hạ tầng, ông nên tham vấn những người Cộng hòa biết cách thông qua luật như: Bob Dole, John Boehner, Orrin Hatch. Tất cả họ ủng hộ Trump và đều biết nghệ thuật thực sự để đạt thỏa thuận tại Quốc hội.

Vladimir Putin

Lawrence J. Korb, học giả cấp cao tại Quỹ Hành động vì sự tiến bộ Mỹ, cho rằng thách thức lớn nhất đối với Tổng thống Trump sẽ là xử lý quan hệ với Tổng thống Vladimir Putin và nước Nga, ít nhất trong 3 lĩnh vực: cuộc chiến mạng, quan hệ của ông Putin với các đồng minh NATO ở Baltic, và chương trình hiện đại hóa hạt nhân.

Bên cạnh đó, ông Trump sẽ phải quyết định làm cách nào đối phó với chuyện Trung Quốc tại Biển Đông và biển Hoa Đông và vấn đề của Triều Tiên.

Tìm chương trình thay thế Obamacare

April Ponnuru, cố vấn cấp cao của Mạng Cải cách Bảo thủ cho rằng Đảng Cộng hòa có thể chưa muốn khui rượu trong năm nay để dành thời gian bắt tay vào soạn thảo một bản kế hoạch thay thế nghiêm túc cho Obamacare.

Hiện có khoảng 20 triệu người đang được hưởng chăm sóc sức khỏe nhờ Obamacare và chính sách mở rộng Medicaid. Người Cộng hòa sẽ phải sớm đưa ra một kế hoạch thay thế sao cho bảo hiểm y tế trở nên hợp túi tiền hơn, và để thêm nhiều người được hưởng bảo hiểm y tế.

Thông tin chính phủ Mỹ hủy chương trình Obamacare vừa được báo chí loan tin. Nếu không sớm có một chương trình thay thế, người Cộng hòa sẽ mắc phải một trong những lỗi tồi tệ nhất: phá vỡ hợp đồng chăm sóc y tế của Washington với hàng triệu người.

Còn tiếp

Thảo Linh