Dự án khổng lồ chuyển nước từ sông Mekong vào nội đồng, Thái Lan sẽ như một vòi rồng hút “nửa phần nước của vùng hạ lưu sông Mekong”, đang khiến các quốc gia trong vùng phát sốt. 

Mời độc giả xem clip thực địa sông Mekong và sông Loei:

Nằm giữa vùng núi non xanh tươi, trù phú thuộc tỉnh Loei, đông bắc Thái Lan, Ban Klang (Bản Klang) thuộc một tộc người thiểu số Thái trước giờ vẫn nằm bình yên lặng lẽ bên dòng sông Loei.  

Gần đây, bản Klang bỗng có nhiều đoàn khác quốc tế đến thăm, người dân bản cũng mất đi vẻ thư thả hàng ngày. Họ lo lắng bất an dõi theo mỗi chuyến xe chở khách đến thăm. Bản Klang bỗng thành tâm điểm dư luận khi siêu dự án chuyển nước của Thái Lan Kong-Loei-Chi-Mun đang được lên kế hoạch thực hiện.  

Ngay đầu làng, có một bản đồ rất to về khu vực, dòng sông và nơi dự án sẽ được xây dựng. Người dân liên tục nói: “chúng tôi không cần con đập Si Song Rak”. Đập chắn Si Sông Rak là một phần quan trọng của dự án Kông-Loei-Chi-Mun. Đập này sẽ được xây trên sông Loei  để mở đường cho các nước Mekong chảy "tự nhiên" vào 24 đường hầm dưới lòng đất chuyển đến sông Chi và Mun. Bản Lang sẽ nằm phía trong đập Si Sông Rak và chìm xuống nước. 

{keywords}
Người dân Bản Klang giải thích vị trí con đập cho khách. Ảnh: Hoàng Hường

Anh Channarong Wongla, đại diện người dân địa phương lên tiếng phản đối vì “nghi ngờ tính khả thi” và rất lo dự án này sẽ tác động trực tiếp tới đời sống của họ. Cũng như anh Wongla, người dân chia sẻ với giới chuyên gia và nhà báo về mong muốn dừng cấp tập dự án này. 

Ông Virol Jiwarangsa, Thị trưởng tỉnh Loei đã trả lời Tuần Việt Nam về dự án Kong-Loei-Chi-Mun. Ông cho biết, dự án này nằm trong kế hoạch xây dựng hệ thống thuỷ lợi, kênh rạch nhân tạo lớn nhằm chuyển nước từ sông Mekong để sử dụng cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp tại 17 tỉnh đông-bắc Thái Lan. 

Theo đó, một con đập và trạm bơm khổng lồ sẽ được xây dựng trên sông Loei với hai hồ chứa Huai Luang và Ubol Rattana. Từ đây, một hệ thống kênh đào nhân tạo, bao gồm cả các đường hầm dẫn qua núi và nằm sâu dưới đáy sông sẽ dẫn nước tới sông Chi và sông Mun để cung cấp nước cho 17 tỉnh của Thái Lan. 

Cục Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan (Royal Irrigation Department - RID), đơn vị chủ trì dự án cho biết Kong-Loei-Chi-Mun sẽ chuyển bốn tỉ mét khối từ sông Cửu Long mỗi năm về nội đồng Thái Lan.

{keywords}
Vị trí con đập sẽ được xây dựng trên sông Loei. Ảnh: Hoàng Hường

Theo đó, bề mặt sông Loei đoạn tiếp giáp sông Mekong sẽ được mở rộng đến 450 mét và 250 mét dưới lòng sông, độ sâu của dòng sông sẽ được đào thêm 5 mét và chiều dài sẽ được tăng thêm 29 km. Một kênh đào nhân tạo sẽ chạy song song với sông, vận chuyển nước đến 24 đường hầm dưới lòng sông, mỗi kêng rộng 10 mét.  Các đường hầm sẽ kết thúc tại hai hồ chứa: Hoài Luang (ở tỉnh Nong Khai) và Ubol Rattana (ở Khon Khaen), cung cấp nước tưới cho khoảng 5.000.000 ha tại 17 tỉnh.

{keywords}

Anh Channarong Wongla, đại diện người dân địa phương giải thích dự án tác động đến cộng đồng địa phương thế nào. Ảnh: Hoàng Hường

Truyền thông Thái Lan cũng đã loan báo về dự án 75 tỷ đô này dự kiến hoàn thành trong 16 năm.

Tuy nhiên dự án khổng lồ này đang vấp phải sự phản ứng gay gắt của các nhà hoạt động môi trường và chính người dân địa phương.

Chính người dân ở đây đã quá thấm thía. Họ không thể quên hồi cuối năm 2015, trận hạn hán lớn gây ảnh hưởng toàn vùng Đông Nam Á, lượng nước sông Mekong giảm nghiêm trọng, Thái Lan cũng nằm trong nhóm nước bị ảnh hưởng nặng nề. 

Mực nước sông Mekong, dòng sông chính tưới tiêu cho vùng hạ lưu sụt giảm nghiêm trọng.

{keywords}

Thị trưởng tỉnh Loei Virol Jiwarangsa và phóng viên VietNamNet. Ảnh Đình Tuyển.

Bàn tiếp về câu chuyện sống còn này, chúng tôi sẽ gửi tới độc giả những phân tích của chuyên gia, TS Lê Anh Tuấn, thuộc ĐH Cần Thơ trong số báo sau.

(Còn tiếp) 

Hoàng Hường