{keywords}

Theo Thời báo Tài chính, Mỹ đứng đầu trong số các quốc gia tích trữ vắc-xin và vật tư tiêu hao trong tiêm chủng. Luật pháp của Mỹ, cụ thể trong trường hợp này là đạo luật Sản xuất quốc phòng cho phép chính phủ Mỹ có quyền ép buộc các công ty tư nhân sản xuất vắc-xin theo ý muốn của chính phủ. 

{keywords}

Đạo luật này đã được kích hoạt để nghiêm cấm các công ty Mỹ xuất khẩu vắc-xin trước khi đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước. 

Dưới áp lực của chính phủ, các công ty sản xuất vắc-xin của Mỹ đã phải ngừng cam kết cung cấp cho các nước châu Âu. 

Mỹ mua một lượng lớn AstraZeneca. Tuy nhiên, số vắc-xin này vẫn đang lưu kho chưa được cấp phép sử dụng vì lo ngại khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn của Mỹ. Trong khi đó, nhiều quốc gia đã tiến hành tiêm loại vắc-xin này. Vấn đề là chính phủ Mỹ chỉ có thể chia sẻ số vắc-xin này cho các quốc gia khác sau khi đã được FDA phê chuẩn sử dụng tại Mỹ. 

{keywords}

Bức tranh tích trữ vắc-xin trở nên tồi tệ hơn nữa khi gộp thêm 300 triệu liều vắc-xin dư thừa - mà lý do chủ yếu là vì nhiều người Mỹ từ chối tiêm, bất kể loại nào. Những người bài trừ vắc-xin cho rằng Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đang nói dối về tính an toàn, hiệu quả của vắc-xin và việc chính phủ vẫn yêu cầu đeo khẩu trang và giãn cách xã hội đối với những người đã được tiêm phòng đầy đủ, ngược lại với khuyến cáo mới nhất của CDC. 

Ngay trong những ngày đầu của đại dịch, Trung Quốc cũng từ chối hoặc trì hoãn chia sẻ vắc-xin với nước khác cho đến khi người dân trong nước được tiêm phòng đầy đủ. Thổ Nhĩ Kỳ phàn nàn rằng họ đã không nhận được đủ số vắc-xin đã đặt hàng của Trung Quốc. 

Tuy nhiên, cuối cùng Trung Quốc đã cho phép các nhà sản xuất khác được sử dụng công thức vắc-xin của mình. Trung Quốc đã cấp phép cho 14 công ty ở 9 quốc gia, hầu hết là ở châu Phi, sản xuất vắc-xin của họ. Đây được gọi là “Ngoại giao vắc-xin”. 

{keywords}

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã chỉ ra rằng thế giới gần như không có thông tin gì về các nhà sản xuất vắc-xin Trung Quốc, đặc biệt là về việc có những quốc gia nào đã ký hợp đồng mua của nước này.

Các chuỗi cung ứng có nhiệm vụ dịch chuyển các nguyên liệu thành phần để sản xuất vắc-xin cũng như sản phẩm vắc-xin khi đại dịch xảy ra. Lệnh cấm đi lại từ Trung Quốc của chính phủ Mỹ đã làm giảm tốc độ di chuyển của các mặt hàng liên quan đến vắc-xin, gây ra tình trạng thiếu hụt hiện nay. 

AstraZeneca của Anh vướng phải nhiều vấn đề lớn ở khâu phân phối đến các nước châu Âu theo hợp đồng đã ký kết. Merck đã bày tỏ mong muốn hợp tác với AstraZeneca để giúp khắc phục các vấn đề mà công ty này đang gặp phải. Theo The Economist, Anh đã từ chối đề nghị của Merck vì họ cho rằng thế nào ông chủ Nhà Trắng Donald Trump cũng sẽ tìm cách lợi dụng mối hợp tác này. 

Điều quan trọng là, những vấn đề liên quan đến vắc-xin đã khiến các nước phát triển phải tăng cường tích trữ vắc-xin và nguyên liệu sản xuất. 

Cơ quan quản lý ở nhiều nước trì hoãn việc phân phối hoặc gây nghi ngờ về hiệu quả của vắc-xin. AstraZeneca gặp phải một số vấn đề ngay khi vừa đưa ra triển khai. EU và các quốc gia khác, sau đó, đã tiếp tục tiêm vắc-xin này, nhưng Mỹ vẫn đang cấm. 

Vắc-xin của Johnson & Johnson, một công ty của Mỹ, cũng có tác dụng phụ gây đông máu ở nhóm phụ nữ trẻ tuổi. Ngay lập tức, chính phủ Mỹ ra lệnh đình chỉ loại vắc-xin này. Nhiều người cho rằng đó là động thái không cần thiết. Hiện tại, vắc-xin Johnson & Johnson đã được cấp phép lưu hành trở lại nhưng việc đình chỉ đã làm tổn hại đến danh tiếng của công ty và khiến nhiều người Mỹ mất niềm tin vào tiêm chủng. 

{keywords}

Bất chấp chính trị vắc-xin đang gây ảnh hưởng đến thế giới trong những ngày đầu, nhiều chuyên gia tin rằng vắc-xin sẽ đến tay người cần vào cuối năm nay và đầu năm tới. 

Hiện tại, các nước phát triển đã đáp ứng được gần đủ nhu cầu trong nước trong khi những công ty dược đang gia tăng sản lượng. Chẳng hạn như, Pfizer và Moderna thông báo rằng mỗi bên sẽ sản xuất 3 tỷ liều trong năm tới. Riêng cơ sở sản xuất đặt tại Bỉ của công ty Pfizer/BioNTech (công ty liên doanh Mỹ - Đức) đã đủ năng lực cung ứng cho toàn châu Âu. 

Chương trình COVAX của WHO với mục tiêu cung cấp vắc-xin cho các nước đang phát triển, mặc dù tiến độ đang rất chậm, nhưng ít nhất cũng có thể giúp giảm bớt tình trạng thiếu hụt trong chuỗi cung ứng khi các nguồn cung gia tăng sản lượng. Việt Nam đã nhận 811.200 liều vắc-xin trong đợt 1 và 1.682.400 liều trong đợt 2. Tổng cam kết COVAX dành cho Việt Nam là 4.176.000 liều. 

Theo dữ liệu của trang Covid Vaccine Tracker, hiện có 15 loại vắc-xin trên toàn cầu đã được cấp phép hoặc phê duyệt, và 65 loại khác đang được phát triển. Trong tương lai, sẽ không có tình trạng các nước đang phát triển bị o ép do hạn hẹp nguồn cung. 

Một số quốc gia có năng lực phát triển vắc-xin nhưng chưa thực hiện thì lúc này đang bắt đầu tiến hành các chương trình riêng của mình. Một ví dụ là tiểu bang Victoria của Australia với chương trình sản xuất đã được kích hoạt. 

Rất ít người nhắc đến sự bùng nổ của các liệu pháp điều trị Covid hiệu quả trong thời gian qua, giúp giảm thời gian nằm viện và nguy cơ tử vong cho người nhiễm virus. Mặc dù vắc-xin đang là thứ các quốc gia mong ngóng nhất vào lúc này nhưng các liệu pháp điều trị cũng có vai trò không kém quan trọng. Trang Covid Therapeutics Tracker cho biết các công ty dược đang phát triển 72 loại thuốc điều trị, đang ở các giai đoạn bào chế khác nhau. 

{keywords}

Với lượng tiêu thụ vắc-xin của các nước phát triển đang giảm dần và các nhà sản xuất ở cả hai khu vực công - tư đang bắt đầu phục vụ thị trường toàn cầu, vài tháng tới hứa hẹn sẽ có đủ vắc-xin cho các nước đang phát triển và năng lực sản xuất sẽ tiếp tục tăng theo cấp số nhân. 

Ngoài ra, các nước phát triển cũng sẽ không thể tiếp tục o bế việc sản xuất và phân phối vắc-xin khi các nước còn lại, các tổ chức quốc tế và các nhà vận động chính sách gia tăng áp lực để đảm bảo một hệ thống toàn cầu công bằng hơn. 

Tình hình tới đây có rất nhiều hy vọng!

Tiến sỹ Terry F. Buss - Chuyển ngữ: Đào Thúy

Thiết kế: Huệ Nguyễn

Câu lạc bộ 13 nước lớn kiểm soát vắc-xin toàn cầu

Câu lạc bộ 13 nước lớn kiểm soát vắc-xin toàn cầu

Ngân hàng Thế giới đưa ra nhận định về sự tồn tại của “Câu lạc bộ vắc-xin”, gồm 13 nước phát triển, đang kiểm soát việc cung ứng, phân phối toàn cầu.