Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang bùng nổ, các nền kinh tế phải đóng cửa hoặc chỉ mở ở mức độ tối thiểu, các cuộc khủng hoảng khu vực hoặc bắt đầu nổ ra hoặc tiếp tục diễn tiến tồi tệ hơn, có lẽ đây là thời điểm phù hợp để khảo sát khu vực châu Á hay khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương để xem tương lai sẽ thế nào.

Nhìn bao quát cả khu vực sẽ thấy một điều nổi cộm rõ rệt: Trung Quốc là tâm điểm của nhiều vấn đề tiềm ẩn các mối lo ngại. Đây là khu vực đang tồn tại nhiều “đám cháy âm ỉ” có thể bùng phát bất kỳ lúc nào.

{keywords}

Đã 45 năm trôi qua kể từ khi nhiều binh sĩ của cả Ấn Độ và Trung Quốc thiệt mạng tại các khu vực tranh chấp dọc biên giới chung dưới chân dãy Himalaya. Vừa mới đây, một đại tá và 19 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng. Phía Trung Quốc vẫn không đề cập tới con số thương vong. 

Cuộc xung đột lần này có khả năng vượt khỏi tầm kiểm soát. Ấn Độ và Trung Quốc đang trong cuộc chiến truyền thông về vụ việc này - bên nọ đổ lỗi cho bên kia. Cả hai đang phát động các cuộc tấn công tuyên truyền nhằm khơi dậy tinh thần dân tộc. 

Một số nhà phân tích cho rằng Ấn Độ không hài lòng với những nỗ lực giành quyền kiểm soát khu vực của Trung Quốc thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường. Sáng kiến này sử dụng các khoản vay cấp cho các nước đang phát triển nằm dọc theo các tuyến đường bộ và đường biển từ Trung Quốc tới châu Âu để vận chuyển hàng hóa Trung Quốc theo con đường tơ lụa cổ đại. 

Ấn Độ cảm thấy bị đe doạ và nỗi quan ngại này hoàn toàn có lý: bao quanh Ấn Độ là các đồng minh của Trung Quốc. 

Hiện tại, Trung Quốc đầu tư chiến lược tại các thành phố cảng ở Sri Lanka, Maldives, Bangladesh và Pakistan. Bangladesh và Pakistan cũng nhận được ưu đãi vũ khí, đào tạo và thương mại. 

Một vấn đề bên lề: Ấn Độ ủng hộ cuộc nổi dậy của Lực lượng phiến quân Những con hổ Tamil ở Sri Lanka khiến chính phủ nước này bất ổn. Sri Lanka dự kiến sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay.

{keywords}

Ở phương diện nội bộ châu lục, quốc gia có đường biên giới chung với Trung Quốc, Afghanistan cũng không nằm ngoài mớ hỗn độn này. Trung Quốc đã bắt đầu nhòm ngó nước này kể từ khi Mỹ cắt giảm lực lượng quân sự vốn có mặt tại đây từ 20 năm qua. Afghanistan đang vô cùng bất ổn: Những vùng đất rộng lớn bị nhóm thánh chiến Taliban kiểm soát; chính quyền trung ương yếu kém; cả cảnh sát và quân đội đều không hiệu quả. Đến thời điểm này, Trung Quốc chưa kéo Afghanistan vào chiếc vòng kim cô mang tên “Vành đai và Con đường”. 

Tiếp đó là Nepal và Bhutan, hai quốc gia có tranh chấp lãnh thổ trong nhiều năm với Ấn Độ và đang là 2 thành viên của Sáng kiến Vành đai và Con đường, khiến họ quay sang liên minh với Trung Quốc. 

Có lẽ, Ấn Độ đã tính toán sai các tác động của cuộc xung đột hiện tại. Năm 1947, Ấn Độ lúc đó là thuộc địa của Anh được chia thành 2 quốc gia là Ấn Độ và Pakistan. Kashmir và Jammu, được cả 2 nước tuyên bố chủ quyền, đã được cấp “quy chế đặc biệt" - được trao quyền tự trị, không thuộc chủ quyền của bên nào. Đồng thời, Trung Quốc giành được chủ quyền đối với nhiều phần của khu vực dọc biên giới nước này. Ấn Độ và Pakistan đã 3 lần giao tranh giành chủ quyền đối với khu vực tranh chấp Kashmir. Ngày 5/8/2019, Ấn Độ đơn phương sáp nhập các vùng thuộc Kashmir và Jammu do nước này kiểm soát. 

Do các cuộc biểu tình và bất ổn xã hội tại các cộng đồng Hồi giáo đông dân, Ấn Độ đã áp đặt các điều kiện giống như giới nghiêm - chặn truyền thông liên lạc và du lịch. Kashmir sau đó bị phong toả hoàn toàn vì đại dịch Covid-19. 

Vấn đề Ấn Độ phải đương đầu lúc này là liên minh Pakistan - Trung Quốc. Trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường, Pakistan nhận được các khoản đầu tư quan trọng và có vai trò chiến lược trong tham vọng khu vực của Trung Quốc. 

Mỹ ngày càng thân cận hơn với Ấn Độ để ứng phó với sự mở rộng của Trung Quốc dọc hành lang Vành đai và Con đường. Mối quan tâm của New Dehli dành cho Afghanistan vì thế cũng giảm hẳn.  Vấn đề đặt ra là: Cả Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan đều sở hữu kho dự trữ vũ khí hạt nhân lớn và quân đội hùng hậu. Với các cuộc đụng độ thường xuyên và liên tục từ trước đến giờ, mọi việc có thể dễ dàng dẫn đến một cuộc xung đột ở quy mô lớn hơn. Trung Quốc và Pakistan kết hợp lại có thể đánh bại Ấn Độ, nhưng sự hiện diện của Mỹ có thể làm thay đổi tính toán của các quốc gia này. 

Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi Mỹ lại là nhà cung cấp vũ khí chính cho Pakistan và chống lưng cho quân đội của nước này với hy vọng xây dựng một lực lượng mạnh tại Pakistan để tiêu diệt khủng bố. 

Cho đến nay, kết quả chưa có gì là quá mỹ mãn.

Tiến sỹ Terry F. Buss - Chuyển ngữ: Đào Thuý  

Thiết kế: Quốc Dũng - Ảnh: AP, Reuters 

Kỳ tới: Trung Quốc ‘phớt lờ’ lò lửa bán đảo Triều Tiên

Trung Quốc biến Sáng kiến Vành đai và Con đường thành vũ khí

Trung Quốc biến Sáng kiến Vành đai và Con đường thành vũ khí

Trung Quốc hiểu rằng “ngoại giao mềm” không đủ để đảm bảo thành công cho Sáng kiến Vành đai và Con đường. Họ cần phát huy sức mạnh quân sự để thuyết phục các quốc gia khác đồng hành.