Mắc ca là loại cây trồng đang có xu thế phát triển nhanh trên thế giới, giá trị kinh tế tương đối cao. Mắc ca đã có ở Tây Nguyên 12 -13 năm, đã có những đánh giá ban đầu tương đối "tội nghiệp" cho cây mắc ca.

Xem kỳ trước: Ý kiến "ngược tai" với nhà nước

LTS: Có hai luồng ý kiến khác nhau về mắc ca (Macadamia), loại cây thời sự nhất hiện nay, được gọi là 'Nữ hoàng các loại hạt khô'. Luồng ý kiến thứ nhất được dùng với những từ rất kêu như 'cây tỉ phú' 'cây triệu đô'. Luồng thứ hai phản biện rằng việc ào ạt phát triển cây mắc ca là vô cùng nguy hiểm. Các nhà khoa học cũng cho rằng còn nhiều vấn đề phải xem xét thận trọng. Phóng viên Tuần Việt Nam cùng trao đổi với TS Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học - Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên.

Mời độc giả xem phóng sự bằng hình ảnh:

Cây có giá trị kinh tế cao

Hoàng Hường: Thưa ông, thời gian vừa rồi thông tin về cây mắc ca rất nóng. Ông có thể đưa ra vài thông tin được không?

Ông Lê Ngọc Báu: Mắc ca là một cây trồng mới, được đưa vào ở Việt Nam khoảng trên dưới 15 năm nay. Trong lịch sử phát triển cây trồng ở Tây Nguyên cũng như ở Việt Nam thì chưa có một loại cây nào có nhiều ý kiến trái chiều nhau như vậy.

Hiện nay mắc ca cũng là loại cây trồng đang có xu thế phát triển nhanh trên thế giới. Giá trị kinh tế tương đối cao. Mắc ca đã có ở Tây Nguyên cho đến nay là 12 đến 13 năm, đã có những đánh giá ban đầu tương đối "tội nghiệp" cho cây mắc ca.

Theo chúng tôi, nhiều ý kiến trái chiều nhau bởi vì có một số mô hình mang hiệu quả kinh tế rất cao, ví dụ như ở Khánh Dương có mô hình 8ha, trồng từ năm 2011 đến năm 2015, mỗi ha thì có thể thu được 1,5 tấn quả. Nếu giá bán 70 nghìn đồng/1kg thì người ta lãi được 100 nghìn. Và cứ 1 ha thu được 100 triệu mà không cần tưới nước gì. Thu nhập cao hơn 2,5 - 3 tấn cà phê.

Tuy nhiên, cũng có những mô hình trồng 5 năm chưa có quả, nhưng không đáng kể. Tôi nghĩ cần phải có một đánh giá đầy đủ toàn diện tất cả những mô hình trồng mắc ca ở Tây Nguyên để có đánh giá một cách khoa học, có cơ sở. Thành công vì sao? Thất bại vì lý do gì?

Đối với cây lâu năm, nếu trồng bằng phương pháp thực sinh có thể 7, 8 năm sau mới cho quả và chắc chắn sẽ không ổn định. Hoặc là chúng ta áp dụng biện pháp kỹ thuật, hoặc là giống không phù hợp, hoặc là trồng ở những vùng có điều kiện nhiệt độ, điều kiện thời tiết không phù hợp, thì chắc chắn hiệu quả không cao.

{keywords}
TS Lê  Ngọc  Báu: Ảnh: Hoàng Hường

Hoàng Hường: Như ông nói, cây sớm nhất được trồng ở đây từ năm 2002, cũng khá lâu rồi. Những cây này đã ra quả chưa? hiệu suất quả như thế nào

Ông Lê Ngọc Báu: Từ năm 2002, Bộ Nông nghiệp đã có những khảo nghiệm ở những vùng sinh thái khác nhau. Tây Nguyên thì có công nhận được 4 loại giống phù hợp, và đã có đánh giá. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp đã công nhận 10 loại giống. Hiện nay có nhiều giống rất tốt đang phát triển ở Tây Nguyên, phù hợp phát triển ở Tây Nguyên, chất lượng rất cao.

Đề tài này đã kết thúc, đã công nhận về giống, tôi nghĩ là sẽ tiếp tục việc đánh giá những giống phù hợp ở Tây Nguyên, chứ không phải chỉ dừng lại ở 10 loại giống này. Những cây mắc ca đầu tiên, một số được trồng bằng hạt, một số trồng cây ghép. Những cây mắc ca ở Tây Nguyên bây giờ đều có năng suất cao. Mỗi cây có thể thu được từ 10 - 20kg. Có thông tin cây mắc ca ở đây cho quả đến 70kg/1cây/1vụ thì tôi chưa thấy. Tôi nghĩ chắc cũng không có con số đó, 10 - 20kg là có.

Hoàng Hường: Đấy là cây thành công. Thế còn cây thất bại thì sao?

Ông Lê Ngọc Báu: Cây thất bại thì tôi ví dụ như mình cộng giống không phù hợp. Cây thực sinh bắt đầu ra quả chưa chắc đã cao, bởi vì nó bị phân ly. Một nguyên tắc với cây dài ngày, bây giờ ở Việt Nam cũng như trên thế giới, không ai trồng bằng hạt cả, bởi nó sẽ không duy trì được đặc tính tốt của cây.

Trong thời gian, một số cơ sở cung cấp cây giống và cũng có giá thành trong việc này, và nông dân mình chưa được hướng dẫn nên nhiều nông dân trồng cây từ hạt (cây thực sinh). Lời khuyên của tôi với một loại cây dài ngày, có giá trị kinh tế cao cần phải sử dụng cây ghép, và chỉ trồng và mua ở những cơ sở có uy tín nhất định. Và chỉ trồng những giống mà Bộ Nông nghiệp đã công nhận hoặc là những giống khác đã được đánh giá tốt đối với vùng đất như Tây Nguyên. Không phải bất kỳ giống nào cũng trồng.

Hoàng Hường: Có thông tin cho rằng giống cây mắc ca hiện nay rất đắt: 100 nghìn đồng/cây. Nói khắt khe là làm thương mại trên lưng nông dân. Ông có nhận định thế nào?

Ông Lê Ngọc Báu: Đúng cũng có những hiện tượng này, nhưng tôi cho rằng không phải là chính. Giá thị trường cây giống mắc ca ở Tây Nguyên biến động khoảng 60 đến 70 nghìn đồng một cây.

Bởi vì cây giống này phải được trồng trong vườn ươm trên một năm, tối thiểu là 1 năm rưỡi nên chi phí tăng. Tôi nghĩ những người  kinh doanh đó cũng không đủ sức mạnh quảng bá những cây này ồ ạt. Tôi nghĩ là thời gian vừa qua cây mắc ca có những cơ sốt, bởi vì có những cái doanh nghiệp lớn có những dự án nó quá lớn và có những bước đi cũng tương đối táo bạo.

Ví dụ như là một số công ty đang định dự kiến phát triển hàng chục tới vài chục nghìn ha. Trong khi trên cả thế giới hiện nay mới có trên dưới 100ha.  Hiện nay cây mắc ca vẫn sốt, không nên bỏ lỡ cơ hội phát triển cây mắc ca, bởi vì những đánh giá ban đầu cho thấy Tây Nguyên là một vùng đất lý tưởng để phát triển cây mắc ca.

Đặc biệt, với trên 500 ha cà phê sẵn có ở Tây Nguyên, có thể trồng xen vào để xóa bỏ độc canh cà phê. Hai cây mắc ca và cà phê có thể sống chung với nhau, cái này thế giới đã chứng nhận. Ví dụ như đất nước Guatemala có 90% diện tích mắc ca trồng xen trong cà phê. Ở Viện nông lâm nghiệp Tây Nguyên  chúng tôi có 10 nghìn ha cây mắc ca trồng xen với cà phê.

{keywords}
Cây mắc ca (phía sau) được trồng xen lẫn cà phê tại Tây Nguyên. Ảnh: Hoàng Hường

Truyền thông diễn đạt sai từ của cố Phó thủ tướng

Hoàng Hường: Cây mắc ca xuất hiện trên truyền thông với những danh xưng "cây triệu đô", "cây tỷ phú" làm cho thông tin cứ phát sốt. Đâu là nguyên nhân của sự quảng bá quá mức này?

Ông Lê Ngọc Báu: Cái này do các cơ quan truyền thông thổi bùng lên. Chữ "cây tỷ đô" đầu tiên là của cố Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn. Nhưng ông phát biểu ở góc độ khác: phải tổng hợp hài hòa, từ sản xuất chế biến đến xuất khẩu lâu dài, chứ không phải từ giá trị của hạt mắc ca. Đây phải là chuỗi giá trị; hoặc đơn giản chỉ là một hình tượng "một tỷ đô" về một loại cây có khả năng làm giàu cho nông dân Tây Nguyên và Việt Nam. 

Hoàng Hường: Có mong muốn cây mắc ca có thể là cứu cánh. Nếu không thành tỷ phú thì ít ra cũng giải quyết được vấn đề đói nghèo của địa phương. Ông có niềm tin đó không?

Ông Lê Ngọc Báu: Tôi thấy việc xóa đói giảm nghèo thì cũng tương đối khó. Vì đây là một cây công nghiệp đòi hỏi phải có đầu tư chăm sóc, phải tuân thủ nghiêm ngặt các kỹ thuật về giống, canh tác, chế biến. Hình ảnh một nông dân không có đầu tư kiến thức, vốn, có thể thoát nghèo và làm giàu, tôi cho rằng khó. Cây này chỉ phát huy hiệu quả kinh tế khi được đầu tư bài bản và có hệ thống. Từ việc cung cấp nguyên liệu, tới chế biến thương mại. Với những cây có giá trị kinh tế cao, phần chế biến thương mại cực kỳ quan trọng.

Nếu có những doanh nghiệp lớn đầu tư theo chuỗi giá trị, tôi nghĩ dễ thành công vì họ có thể chia sẻ hai khâu hiệu quả cao nhất là chế biến thương mại. Người nông dân từ đó sẽ phát triển ổn định hơn. Ở góc độ xóa đói giảm nghèo thì phải có sự vào cuộc của những doanh nghiệp để giúp nông dân.

Cây mắc ca trồng sau một số cây khác ở Tây Nguyên như cà phê, hồ tiêu nên có cái lợi thế là rút được những kinh nghiệm từ những cây trồng khác. Bây giờ nếu phát triển theo chuỗi giá trị, liên kết nông dân và doanh nghiệp, nông dân đảm nhận vùng cung cấp nguyên liệu của doanh nghiệp. Còn khâu chế biến, thương mại, quảng bá doanh nghiệp làm thì hiệu quả cao hơn. Hiện nay vẫn bị cắt từng khúc rời rạc, hiệu quả không cao.

{keywords}
Mô hình lý tưởng: mắc ca (phía sau) và cà phê cùng chung sống. Ảnh: Hoàng Hường

Hoàng Hường: Tức là người nông dân chỉ biết có trồng thôi, và bán mắc ca cho ai và bán ở đâu thì cũng không biết?

Ông Lê Ngọc Báu: Có doanh nghiệp sẵn sàng hỗ trợ giống, vốn cho nông dân, và có thể là sẽ bảo hiểm cho nông dân tài sản vườn cây. Tôi thấy đấy là một cơ hội. Tất nhiên là không có gì thành công mà dễ dàng, phải có đầu tư thích đáng trong nghiên cứu để chọn được những giống mắc ca phù hợp nhất cho vùng. Nếu cứ phụ thuộc vào nhập giống nước ngoài thì không thể nào nhận được những giống tốt nhất. Ngay cả những giống tốt nhất của nước ngoài cũng chưa chắc đã phù hợp ở Việt Nam. Như một số nước đã làm.

Thứ hai là kỹ thuật canh tác, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch thế nào?Phải có một lực lượng cán bộ khuyến nông nắm vững kỹ thuật hướng dẫn nông dân, vì đây là loại cây trồng mới, khác với các cây cà phê, sầu riêng, cao su đã trồng nhiều năm ở đây. Nếu có đầu tư thích đáng, cùng sự vào cuộc của các doanh nghiệp, tôi nghĩ sự nghiệp mắc ca sẽ phát triển bền vững hơn. Chúng ta cũng sẽ khai thác được lợi thế về điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên.

Hoàng Hường: Thời gian gần đây nhiều người có ảnh hưởng trong xã hội có ý kiến rằng nên trồng mắc ca với số lượng lớn, tạo thành chiến lược. Có cảm giác "cuộc chạy đua mắc ca" đến hồi nước rút. Ông thấy sao?

Ông Lê Ngọc Báu: Theo tôi không chỉ mắc ca mà những cây trồng khác  chúng ta chỉ phát triển có hiệu quả khi hiểu biết đầy đủ về loại cây đó, và các điều kiện tự nhiên của vùng đang thực hiện là Tây Nguyên, cũng như xác định được thị trường hoặc là triển vọng môi trường.

Tôi nghĩ là dù muốn, dù không cây mắc ca vẫn là một cây trồng mới, phải có những quyết định thận trọng, và chỉ trồng những giống tốt thật sự. Vấn đề quan trọng hiện nay là làm sao Nhà nước tăng cường việc quản lý chất lượng những nguồn cung cấp giống vì khi đã bung ra sản xuất thì rất khó kiểm soát.

Bây giờ việc sản xuất tập trung trong một số cơ sở, ta tăng cường quản lý những cơ sở này. Có thể nó sẽ tốn kém, phát sinh nhiều vấn đề, nhưng Nhà nước phải quản lý chất lượng và giúp người nông dân tiếp cận được giống tốt.

Vấn đề kỹ thuật từ từ nông dân sẽ hiểu và làm có hệ thống. Nếu cây giống không đạt yêu cầu, không đạt chất lượng thì những vấn đề khác như kỹ thuật sẽ không hiệu quả.

Hoàng Hường (Thực hiện)