Tại cuộc chia tay vừa được tổ chức tại Văn phòng sứ quán Mỹ chiều qua, nguyên Đại sứ Ted Osius cho biết đã hoàn thành nhiệm vụ và sắp tới sẽ tiếp tục gắn bó với Việt Nam.

Hẳn nhiều người còn nhớ, video đầu tiên vị đại sứ gửi lời chào tới người dân VN được thể hiện bằng tiếng Việt đã để lại ấn tượng và thiện cảm trong lòng công chúng Việt Nam về một nhà ngoại giao thân thiện, cởi mở  am hiểu văn hóa và con người Việt Nam.

Ông Ted Osius đã chia sẻ, ngay khi nhận nhiệm vụ đại sứ ở Việt Nam "giống như giấc mơ đã thành sự thật". Vì với ông, Việt Nam là mảnh đất ông đã có nhiều duyên nợ.

{keywords}
Ông ted Osius trong một buổi giao lưu trực tuyến với báo VietNamNet. Ảnh: Lê Anh Dũng

Ngay khi Mỹ-Việt vừa bình thường hóa quan hệ hồi năm 1996, ông là một trong những người Mỹ đầu tiên quay lại Việt Nam. Một năm sau đó, ông đã nỗ lực giúp Chính phủ Mỹ mở  văn phòng lãnh sự tại thành phố Hồ Chí Minh. "Tôi thích thú khi có cơ hội giúp Mỹ kết bạn tại mảnh đất từng chỉ khiến người Mỹ nhớ về một cuộc chiến tranh", ông Ted nhớ lại.

Nhiệm kỳ Đại sứ của ông Ted Osius được đánh dấu qua chuyến thăm Hoa Kỳ năm 2015 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc năm 2017 và chuyến thăm Việt Nam năm 2016 của Tổng thống Barack Obama.

{keywords}
Ông Ted Osius cùng gia đình trong lễ tuyên thệ nhậm chức tại Washington DC. Ảnh: VOV

Trong buổi chia tay, ông Ted kể lại, lúc bắt đầu nhiệm kì Đại sứ của mình, một trong những mục tiêu của ông là đưa Hoa Kì trở thành nhà đầu tư nước ngoài số một tại Việt Nam. Thực tế, 3 năm qua, các doanh nghiệp Hoa Kì đã được kết nối ấn tượng với các doanh nghiệp Việt Nam. Những dự án giáo dục đầu tiên đã đi vào hoạt động, như dự án trường đại học Fulbright Việt Nam. Giáo dục được xem là một trong những cầu nối quan trọng đưa quan hệ hai nước thân thiện hơn. Ông Ted hy vọng tới đây số học sinh, sinh viên di chuyển giữa hai quốc gia cũng sẽ tăng lên.

Bên cạnh đó, ông Ted cũng quả quyết, Hoa Kì có cam kết rõ ràng sẽ tiếp tục có mặt một cách sâu sắc ở Châu Á và tương lai của nước Mỹ là ở Châu Á. Đây là cơ sở để quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam và Mỹ sẽ càng ngày càng gần gũi và năng động trong tương lai, đóng góp nhiều cho sự thịnh vượng của hai quốc gia.

Cũng tại cuộc chia tay, ông Ted Osius đã dành những lời nhận xét trọng thị về người kế nhiệm, ông Daniel Kristenbrink.

Theo đó, đại sứ Dan Kritenbrink sẽ tháp tùng Tổng thống Donald Trump sang dự Hội nghị APEC và trong chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam. "Dan và tôi đã là bạn trong 2 thập kỷ qua và không có người nào tốt hơn anh ấy để tôi chuyển giao lại công việc. Anh ấy am hiểu châu Á và có tư duy rất tích cực. Các bạn hãy chào đón anh ấy như đã chào đón tôi và gia đình tôi", ông Ted Osius nói.

Ngoài việc tập trung vào 5 ưu tiên trong quan hệ với Việt Nam mà Daniel Kritenbrink nêu ra trước Thượng viện trong phiên điều trần tháng trước, tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam Dan Kritenbrink còn được người tiền nhiệm nhắn gửi rằng, "hãy tận dụng mọi cơ hội có thể để phát triển quan hệ hai nước". "Tôi khuyên ông ấy hãy nắm bắt mọi cơ hội, bởi vì trong mối quan hệ này không gì là không thể", ông Ted Osius chia sẻ.

Được biết, bắt đầu từ tháng 1/2018 ông sẽ vào thành phố Hồ Chí Minh và tiếp tục đóng góp cho quan hệ Việt - Mỹ trong lĩnh vực giáo dục qua  cương vị Phó chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam (FUV).

Lan Anh

Chính sách Việt Nam: Ông Obama mở đường, ông Trump tiếp bước

Chính sách Việt Nam: Ông Obama mở đường, ông Trump tiếp bước

Tổng thống Trump đang duy trì hầu hết chính sách của người tiền nhiệm về Việt Nam.

Lại hội chứng "không biết"

Lại hội chứng "không biết"

Sau hội chứng “đúng quy trình”, lại nảy ra thứ hội chứng mới: “Không biết”.

Chân dung vị ‘quốc sư’ đắc lực cho 3 đời lãnh đạo TQ

Chân dung vị ‘quốc sư’ đắc lực cho 3 đời lãnh đạo TQ

Dù ông Vương từng là “quốc sư” đắc lực cho 3 đời lãnh đạo Trung Quốc, người ta vẫn ít biết về đời tư của ông.

‘No bụng’ rồi mới cần nghĩ đến văn hóa?

‘No bụng’ rồi mới cần nghĩ đến văn hóa?

Chúng ta sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nếu tiếp tục xếp văn hóa lên một trong những dòng đầu trong các văn bản và xuống gần cuối trong cách thực thi.