Từ câu chuyện của Việt Nam, thế giới luôn nuôi hi vọng thù nào rồi cũng có ngày thành bạn. Với những trải nghiệm trên hành trình hoà giải, Việt Nam có thể trở thành sứ giả của hoà bình, đóng vai trò trung gian góp phần giải quyết các xung đột giữa các quốc gia ngày hôm nay.

Khi truyền thông Việt Nam đặt câu hỏi với ông Obama, trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống đã đi hơn 50 quốc gia, Việt Nam là điểm cuối cùng của ông trước khi rời Nhà Trắng. Ông nhìn nhận thế nào về vị trí của Việt Nam trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ? Tổng thống đã trả lời: “Tôi đã muốn đến Việt Nam từ lâu, nhưng có câu nói rằng: “Dành những cái tốt đẹp nhất cho điều cuối cùng”.

Với người dân Việt Nam, có lẽ điều tốt đẹp nhất mà Việt Nam trao tặng cho ông đó là hình ảnh một dân tộc bao dung và nồng hậu, rất có thể, đó cũng là một trong những hình ảnh mang lại nhiều ý nghĩa trong cuộc đời của ông.

Hẳn là ông đã cảm nhận được những cảm xúc dạt dạo của hàng chục nghìn người dân tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã đổ ra đường đón đoàn xe của Tổng thống. Những con đường ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi đoàn xe của ông đi qua, hai bên đường người dân đứng chen chúc chật cứng. Những cánh tay dơ cao vẫy chào với chiếc điện thoại như trực sẵn để ghi lại mọi khoảnh khắc của ông, và những nụ cười nở trên khuôn mặt rạo rực tưởng như không muốn tắt của người dân nơi đây. Hàng triệu lượt người Việt Nam bày tỏ niềm yêu thích, chia sẻ và bình luận các bài viết, hình ảnh về các hoạt động của Tổng thống Obama trên trang mạng xã hội.

{keywords}
Người dân biểu hiện xúc cảm khi chào đón Tổng thống Mỹ ở thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Zing

Bên cạnh những tình cảm tốt đẹp của người dân, vị Tổng thống đã được chứng kiến những cuộc đón tiếp nồng hậu của cả bốn vị lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước Việt Nam, 100 đại diện doanh nghiệp khởi nghiệp và 600 thành viên Sáng kiến Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á (YSEALI), hơn 2000 tri thức, doanh nhân, sinh viên Việt Nam.

Vì sao ông Obama lại được nhân dân Việt Nam yêu mến đến như vậy, ông Lê Quốc Vinh- Chủ tịch Le Group lí giải, bởi vì ở những quốc gia trọng “lý”, họ sẽ quan tâm tới các chính sách, hành động mang lại lợi ích thiết thực. Còn người Việt Nam nói chung có xu hướng trọng “tình”. Ông Obama - người lãnh đạo cao nhất nước Mỹ - sẵn sàng ngồi quán bình dân, sẵn sàng bắt tay với người dân bình thường, chụp ảnh với giới trẻ Việt Nam dưới mưa...Đó là những cử chỉ dễ chạm đến trái tim của người Việt.

Vì thế mà không một quốc gia nào trên thế giới, ông Obama lại được người dân chào đón nồng nhiệt như ở Việt Nam. Vị Tổng thống Mỹ đã phải thốt lên trong bài diễn văn của mình: “Lòng tốt của các bạn đã chạm tới trái tim tôi”.

Trong suốt cuộc chiến tranh hai mươi năm, hai nước Việt - Mỹ tưởng như không thể có ngày đội trời chung, vậy mà hôm nay đã có thể cùng nhau nhắc chung một câu hát “từ nay người biết thương người”, cùng học chung bài học của Thiền sư Thích Nhất Hạnh rằng “để chân thành đối thoại, cả hai bên đều phải sẵn sàng thay đổi”.

Việt Nam từ một đất nước bị tàn phá, từng phải chịu nhiều mất mát đau thương do cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra nhưng đã có khát vọng, ý chí vươn lên với một tấm lòng bao dung và rộng lượng với chính đất nước đã từng mang lại nhiều đau đớn cho mình. Tình cảm của người dân Việt Nam dành cho Tổng thống Obama, những hình ảnh đẹp có tính biểu tượng đó, Việt Nam xứng đáng trở thành một biểu tượng của sự hoà giải, vì một thế giới hoà bình, an ninh và hạnh phúc.

Cầu nối giữa Việt Nam – Hoa Kì chính là những giá trị của nhân loại, cầu nối ấy được bắt đầu từ tình người. Cuộc đời vô thường, không có gì là vĩnh viễn. Từ câu chuyện của Việt Nam, thế giới luôn nuôi hi vọng thù nào rồi cũng có ngày thành bạn. Với những trải nghiệm trên hành trình hoà giải, Việt Nam có thể trở thành sứ giả của hoà bình, đóng vai trò trung gian góp phần giải quyết các xung đột giữa các quốc gia ngày hôm nay.

Không có ai và không cường quốc nào có thể cứ mãi một mình một đường, một phương cách đi ngược với cả thế giới văn minh, với xu hướng phát triển của cả nhân loại. Những mầm mống chiến tranh, chủ nghĩa dân tộc cực đoan hay những cuộc xung đột sắc tộc tôn giáo không thể kéo dài, tái diễn mãi giữa thế giới mà người người đều mong muốn hòa bình, ca ngợi tình yêu thương. Việt Nam có vận hội để trở thành nước có vai trò to lớn trong tiến trình thiết lập hòa bình và an ninh dài lâu cho nhân loại.

Lan Anh

Obama, giá trị Mỹ và chuyện "giá trị giả"

Tổng thống Obama thăm Việt Nam: Bốn điểm nhấn khó quên

Tổng thống Obama và rào cản cuối cùng đã được gỡ bỏ

Chuyến thăm của Tổng thống Obama đo "chiếc áo" Việt - Mỹ

Thông điệp của Tổng thống Obama trong chuyến thăm lịch sử

"Yếu tố bí mật" trong chuyến thăm VN của TT Mỹ